Cây hoa đậu biếc là giống cây cho hoa tím rất đẹp, cây leo rất nhanh và ra hoa rất nhiều, cây thích hợp trồng làm gian leo ở trước hiên nhà làm cây bóng mát, cây còn có rất nhiều tác dụng khác mà chúng ta chưa biết tới, để tim hiểu rõ hơn, chúng ta cần quan tâm tới điểm nhấn sau đây.
1.Đặc điểm cây hoa đậu biếc
Tên thường gọi: Cây hoa đậu biếc
Tên gọi khác: Bông biếc hay đậu hoa tím
Tên khoa học: Clitoria ternatean.
Họ: họ đậu – Fabaceae
Nguồn gốc xuất sứ: nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Cây hoa đậu biếc là cây thân thảo, cây thân leo, cây có cành mảnh và có lông, cây có hoa xanh mát đem đến cảm giác bình an hơn, với ngày hè nắng nôi thì bạn sẽ ngắm nhìn thật là đẹp.
Cây có thể phát triển chiều dài lên từ 1-20m, cây thường được trồng ở trước cửa nhà, xung quanh nhà, trông xung quanh hiên vườn, tạo nên vẻ đẹp, trồng cây làm che nắng trước công và rất đẹp
Lá cây xanh quanh năm thường mọc đối xứng nhau, mỗi lá có kích thước khoảng 4cm.
Hoa cây đậu việc có mùi hương thơm dịu nhẹ, hoa có 2 loại là hoa màu tím và hoa màu hồng, chủ yếu là hoa màu tím là chính.
Quả cây đậu biếc thường dẹt, khi già chuyển từ màu xanh sang màu nâu đậm , quả dài từ 5-7cm. Bên trong mỗi quả đều chứa khoảng từ 7-9 hạt,
Cây còn có nhiều tác dụng khác như chữa bệnh, trong đông y thì việc sử dụng cây đậu biếc để chữ một số các loại bệnh thường gặp.
2.Ý nghĩa của cây hoa đậu biếc
Cây hoa đậu biếc là giống cây mang đến ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cây đại diện của vẻ đẹp, sự duyên dáng e thẹn, niềm vui và hạnh phúc của cuộc sống, cây còn đại diện cho sự cởi mở, hòa đông, dễ gần và lúc nào cũng được mọi người tin cậy.
Cây hoa đậu biếc rất đẹp với vẻ bề ngoài cuốn hút, cây mang đến sự hài hòa trong phong cách sống của từng người, cây được trồng nhiều ở bờ rào, lấy hoa và quả, bên cạnh đó chúng ta cũng thấy cây đậu biếc có thể được dùng để chế biến thành phân xanh dùng để che phủ đất và cải tạo đất rất tốt
3.Tổng hợp 8 Công dụng thường thấy ở cây đậu biếc
Tất cả các bộ phận trên cây đều có tác dụng trong cuộc sống hàng ngày, cây rất tốt cho sức khỏe, khi ta sử dụng hoa của cây đậu biếc sẽ thấy có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, trung hòa máu trong cơ thể, làm dịu vết thương, đồng thời bên trong cây c còn có các chất ngưa ngừa ung thư.
Hoa đậu biếc được dùng chế biến thành các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ như : giúp mượn tóc, bổ mắt, săn da và nhiều công dụng khác.
Trong chế biến thực phẩm thì có thể sử dụng hoa đậu biếc để tạo màu cho các món ăn như : đồ sôi, làm bánh, pha chế, trà sữa….
Cây hoa đậu biếc là giống cây phát triển nhanh, ra hoa nhiều, có tác dụng từ lá, hoa, thân tới bộ rễ, với một giống cây có nhiều công dụng như vậy bạn sẽ thấy hoàn toàn cảm nhận được sự khác biệt
Bên trong rễ của cây và hạt của cây có chứa các chất độc Acid admin và loại dầu độc làm thuốc tẩy, khi dùng đúng liều lượng sẽ có tác dụng giải nhiệt, trị lao phổi, viêm lở ngoài ra, và đau ngực, trị ho, trị nọc độc rắn.
Rễ của cây có vị chát và có chữa các chất có tác dụng giúp nhuận tràng, lợi tiểu, săn chắc da, rất tốt cho cơ thể.
Theo nghiên cứu khoa học thì hạt đậu biếc có chưa tới 12% chất dầu có khả năng độc hại khi chúng ta nhai nuốt trực tiếp, chúng sẽ kích thích vùng niêm mạc tiêu hóa gây ra chứng nôn mửa và tiêu chảy nặng vì vậy khi nhà có trẻ em và người lớn tuổi thì tuyệt đối không cho lại gần và hướng dẩn không được ăn loạt hạt này
3.1.Cây đậu biếc làm đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa
Bên trong cây đậu biếc có chứa các chất cải tạo sức khỏe tế bào và giúp lưu thông máu tốt hơn, nên khi chúng ta sử dụng hoa cây đậu biếc sẽ thấy cơ thể thoải mái và khỏe khắn hơn, giúp nuôi dưỡng da tốt hơn và làm chậm lão hóa ra, cây còn có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen mượt trở lại. anthocyanin có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng nên giữ vóc dáng được thon thả, tránh béo phì.
3.2.Cây đậu biệc ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
Cây có chất chống oxy hóa cao nên giảm tối đa hình thành các gốc tự do, ngăn chặn các tác dộng có hại của các gốc tự do gây ra cho cơ thể, cây có công năng ổn định lại các di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào và ngăn ngừa ung thư bạch cầu.
hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị. Mặt khác, trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa Đậu biếc đã thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư một cách đầy ấn tượng.
3.3.Tăng cường hệ miễn dịch
Khi nói về cây về màu xanh của hoa có chứa hoạt chất anthocyanin giúp bảo về DNA và tránh làm tổn thương cơ thể, tăng sản xuất Cytokine để tăng miển dịch cơ thể tốt hơn.
3.4.Cây đậu biếc có tính kháng khuẩn cao
Các nghiên cứu cho thấy bên trong cây có chứa các chất cliotide trong hoa Đậu biếc có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại E. coli , K. pneumoniae , và P. aeruginosa.
3.5.Cây đậu biếc tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu của các nhà hoa học thì khi sử dụng thường xuyên cây đậu biếc sẽ giúp cải thiện tốt hệ tim mạch, giảm nguy cơ tử vong do động mạch vành gây ra, giúp ngừa xơ cứng mạch máu, giảm thuyên tắc máu và ngăn ngừa khối u nảo, giảm huyết áp.
3.6.Cây đậu biếc giúp cải thiện thị lực
Việc sử dụng thường xuyên cây đậu biếc, giúp tăng cường máu lên các cơ quan trọng cơ thể, giúp cho dòng máu chảy qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt bạn có được thị lực tốt hơn.
3.7.Cây đậu biếc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Trong món ăn, thức uống làm từ hoa Đậu biếc đã có hoạt chất có ích nên hiển nhiên cơ thể được tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi. Lúc uống trà hoa Đậu biếc, khách lại có cảm giác khoan khoái, thư giãn khi ngắm nhìn màu xanh biếc, hoặc tím ngắt, hay hồng hồng của trà sau lúc làm việc căng thẳng.
3.8.Tác hại của hoa đậu biếc
Sau đây là lưu ý khi sử dụng và không được sử dụng trong trường hợp cần thiết
Do đó, với mức độ uống 1-2 ly trà hoa Đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gam hoa khô) thiết nghĩ cũng không có hại.
Tuy nhiên, vì hoa Đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên lưu ý cẩn thận hạn chế dùng trong các trường hợp:
– Có thai.
– Đang hành kinh.
– Đang chuẩn bị phẫu thuật.
– Đang dùng thuốc chống đông máu.
4.7 Bước trồng cây hoa đậu biếc ra nhiều hoa
Dể có thể trồng cây hoa đậu biếc phát triển ta cần chú ý tới điều kiện tự nhiên nào, giúp cho cây phát triển khỏe mạnh hơn, cây đậu biếc không hề khó trồng, nên khi trồng chúng ta cần quan sát cho thật kỹ
4.1.Bước 1 : chuẩn bị dụng cụ
Cây đậu biếc rất rễ trồng nên ta có thể tận dụng mọi đụng cụ trong nhà từ bao bì xi măng , chậu, khay, thùng xốp có sẳn trong nhà để có thể trồng cây hoa đậu biếc,
4.2.Bước 2 : chọn giống cây đậu biếc
Cây đậu biếc bạn có thể tiến hành trồng bằng hạt hoặc giâm cành và để giúp tiết kiệm thời gian bạn nên tìm đến cửa hàng bán cây cảnh, để mua cây đậu biếc con khỏe mạnh. Cây có thể chịu được rét và nóng rất tốt vì vậy bạn có thể trồng cây quanh năm.
Đất trồng cây đậu biếc, bạn có thể mua đất đóng bao sẳn hoặc tiến hành trộn đất thêm với phân chuồng hoai mục, phân gà, phân chùm quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn….
4.3.Bước 3 : trồng cây đậu biếc
cây giống, lựa chọn cây giống cao từ 30 – 40cm, bộ rễ, thân, lá đều phát triển đầy đủ.
Dể giúp cho cây phát triển ta có thể trồng cây đậu biếc vào các chậu lớn, và thùng xốp lớn, ta đổ đầy đất 2/3 thùng và sau đó cho cây đậu biếc vào và lấp đất gần đầy miệng hố và định vị cho cây đứng vững. Dùng nước tưới đủ ẩm cho cây, giúp cây nhanh chóng ổn định và phát triển.
Cây Đậu Biếc tác dụng bất ngờ từ hoa đậu biếc
4.4.Bước 4 : tưới nước đủ ẩm
Sau khoảng thời gian mới trồng, ta nên liên tục tưới nước vừa đủ cho cây, ta tưới 2 ngày/ lần cho phù hợp, nên tưới vào chiều mát, ngày nắng nóng ta nên tưới 1 ngày/ lần, giúp cho cây ổn định và ra bộ rễ khỏe mạnh hơn.
Nên hạn chế tưới quá nhiều, bộ rễ của cây sẽ bị ngập úng và làm cho cây có thể bị chết, vì vậy trong quá trình lựa chọn chậu, ta nên kiếm chậu có thủng ở dưới đáy chậu sẽ là đẹp nhất
4.5.Bước 5 : bón phân cho cây đậu biếc
Cây đậu biếc phát triển rất nhanh, nhưng để giúp cây duy trì được tốc độ phát triển ta nên thường xuyên chăm bón cho cây với lượng phân bón nhất định, Sau khi trồng đậu biếc được 20 ngày, tiến hành hòa loãng phân đạm với nước để tưới cho cây 2 tuần/1 lần. 45 ngày sau, tiến hành bón lót cho cây với tỉ lệ 3:3:1 gồm phân urê, phân lân, và phân NPK (16 – 16 – 8), cứ 1 tháng/1 lần, bón như vậy cho đến khi cây chuẩn bị ra hoa.
Khi cây ra nụ, cần cung cấp thêm hàm lượng phân Kali, hoặc KCL cho cây đậu. Cứ sau mỗi đợt ra hoa, cần bón thêm phân chuồng ủ mục xung quanh gốc đậu biếc, để cân bằng các khoáng chất nuôi dưỡng cây.
4.6.Bước 6 : làm giàn cho cây đậu biếc
Khi cây bắt đầu cao được khoảng hơn 1m ta nên tiến hành làm giàn cho cây, nếu bạn trồng cây leo tường giao thì không cần nhé, còn nếu trồng ở trước nha, để cho cây leo lên làm mát khu nhà , thì bạn nên tiến hành làm giàn cho cây phát triển và ra nhiều hoa hơn.
4.7.Bước 7 : Cắt tỉa thường xuyên
Khi cây đậu biếc phát triển khỏe mạnh, ta có thể tiến hành loại bỏ bớt cành nhỏ xung quanh thân cây, cây có chiều cao vừa phải và loại bỏ cành kém phát triển, cành khô, giúp cho khu vườn thông thoáng hơn, làm vỏ xung quanh gốc cây để hạn chế sâu bệnh tấn công, giúp cho cây đậu biếc phát triển khỏe mạnh.
[products ids=”15705, 15703, 15701, 15711″]
Cây đậu biếc, ý nghĩa và cách trồng đơn giản nhất
Quả hoa đậu biếc có ăn được không? Tác dụng của nó là gì
Hoa đậu biếc, sắc màu tự nhiên và công dụng cho sức khỏe
Tác dụng và tác hại của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
Hoa Đậu Biếc có công dụng là gì? Có thể chữa trị được bệnh
tác dụng của bông hoa rất tốt
Cây tác dụng bất ngờ từ hoa đậu biếc