Cây hồng xiêm mang đến một sự thay đổi khác biệt so với hầu hết các loại trái cây khác hiện nay, hương vị rất riêng, không lẩn với bất kỳ loại quả nào khác, được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt khi đến vụ. Cây có năng xuất rất cao, trở thành cây làm kinh tế rất hiệu quả cho nhiều vùng hiện nay.
1.Tìm hiểu cây hồng xiêm
Cây hồng xiêm phát triển nhanh ở vùng nhiệt đới, cây có nguồn gốc từ mexico, cây xuất hiện lần đầu khi pháp đang xâm chiếm. Cây ưa khí hậu nóng ẩm lượng mưa nhiều, cây phân bổ đều ở khắp các tỉnh thành. Cây không chịu được lạnh sâu, nhiệt độ xuống thấp 15 độ C thì cây không ra hoa.
Cây hồng xiêm có tên gọi khác: Sabôchê, thường được sử dụng nhiều ở vùng phía nam.
Cây có chiều cao thân lên tới 7m, cây sinh trưởng tốt, lá hình dạng bầu dục, màu xanh lục, hoa có màu trắng.
Quả hình trứng thon dài, có đường kính từ 4-8cm, da quả có màu nâu cho tới vàng nhạt. bên trong lớp vỏ là phần thị màu nâu đỏ khá mềm, ăn rất ngọn, rất ngon, lạ miệng.
Trong quả hồng xiêm có chứa nhiều chất dinh dưỡng vitamin B, C, chứa lượng đường cao, chất xơ nhiều, có lợi cho sức khỏe. Quả còn được sử dụng nhiều trong chế biến thành mứt, sinh tố rất thơm ngon.
Cây hồng xiêm còn được biết đến có nhiều tác dụng trong điều trị một số bệnh thông dụng như: kiết lị, sốt rét, trị ho, cảm lạnh rất hiệu quả.
2.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm
2.1.Lựa chọn giống tiêu chuẩn
Cây có thể được trồng từ hạt hoặc ghép và chiết cành. Khi trồng số lượng lớn trong khu vườn, cần lựa chọn giống tốt nhất, có nguồn gỗ rõ ràng. Nên trồng cây cành ghép khỏe mạnh, nhanh ra quả cho thu hoạch sớm. Nên mua cây ở các vườn giống uy tín, không nên mua cây giống ở các cơ sở không có địa chỉ rõ ràng.
Thời vụ, phân bón và mật độ trồng cây phù hợp
Việt Nam chia làm 2 miền , miền bắc và miền nam
Miền Bắc: nên trồng vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, thời tiết ấm áp, có độ ẩm tốt, thuận lợi cho cây phát triển nhanh.
Miền nam: nên trồng cây vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, khi trồng cây vào mùa mưa, ít công chăm sóc, cây nhanh phát triển.
Mật độ trồng hàng cách hàng từ 7-10m và cây cách cây từ 6-8m. Thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển về sau này, cây có cành tán rất rộng.
Tiến hành làm đất thật kỹ trước khi trồng cây vào trong hố, cần nhặt sạch cỏ xung quanh hố, đào hố với kích thước 60x60x60 hoặc 80x80x80, tùy thuộc phần lớn và kích thước cây giống lớn hay bé.
2.2.Lượng phân bón lót
Cây hồng xiêm cũng giống như nhiều giống cây ăn quả khác cần được bón lót trước khi trồng. Mỗi hố cần cho ít nhất từ 20-30kg phân chuồng hoai mục, 1-2kg phân lân và 0,5 kali.
Bón lót từ 10kg phân chuồng hoai mục +1kg phân lân+100gr ure+100gr phân kali cho vào hố rồi trộn đều, lấp đất gần đầy hố trước khi trồng cây 1 tháng để phân trong hố có thời ủ, lên mem tốt cho cây trồng về sau này.
2.3.Trồng cây đơn giản
Lựa chọn thời tiết trời mát mẻ, râm mát, đất ẩm thì tiến hành trồng cây. dùng dao sắc để cắt bỏ túi bóng bầu đất, tránh làm vỡ bầu đất, đặt cây ở giữa hố, lấp đất xung quanh gốc cây và nén chặt cỗ rễ, định vị cây thẳng đứng.
Sau khi trồng xong cần tưới đẫm nước để hạn chế cây bị mất nước. Duy trì độ ẩm liên tục trong 15 ngày đầu sau khi trồng.
2.4.Chăm sóc sau khi trồng cây
Thời gian mới trồng là thời điểm quan trọng nhất, cây con rất non yếu, cần thường xuyên quan sát hàng ngày, cần bổ sung nước thường xuyên. Cắm cọc định vị cho cây thẳng đứng, không bị lung lay gốc,
Cây phát triển chiều cao lên 1m thì cần tiến hành bấm ngọn, hạn chế chiều cao, tạo thành cành cấp 1. Mỗi cây chỉ cần từ 2-3 cành cấp 1 là được. Sau khoảng thời gian cành cấp 1 phát triển tốt thì cần tạo cành cấp 2-3. Mục đích của việc tạo cành để hạn chế chiều cao của cây, giúp cho việc thu hoạch thuận lợi.
Sau khi thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa những cành không cần thiết như: cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh, cành đã ra quả rồi.
Chỉ nên để cành khỏe mạnh, cành vừa phải, loại bỏ cành già, cành cho năng xuất thấp, cành nhỏ thì bỏ đi, cây mọc ra cành mới khỏe mạnh thi để lại. Khi mới trồng cây được 1-2 năm đầu thì không nên ham lấy nhiều quả, cây sẽ kém phát triển.
2.5.Bón phân cho cây hồng xiêm
Cây nhanh lớn, cho năng xuất cao cần đòi hỏi bón thêm lượng phân bón lớn cho cây, hàng năm cần bổ sung dinh dưỡng cho cây khoảng 1kg phân ure, 1kg phân lân, 1kg phân kali. Chia thành nhiều lần bón cho cây. ngoài ra có thể bổ sung thêm phân chuồng hoai mục giúp cho cây có thêm dưỡng chất,
Cách bón: nên tưới nước trước khi bón, tạo cho đất ẩm rồi rải đều lên trên bề mặt bao phủ, có thể hòa phân tan trong nước rồi tưới lên. Ngoài ra có thể đào xung quanh gốc cây, rải phân đều xung quanh rồi lấp đất lại, cho bộ rễ hấp thụ dần trong quá trình phát triển.
Cây đang trong thời kỳ thu quả rộ cần bón bổ sung thêm 20kg phân chuồng hoai mục và tưới đủ ẩm, cây có thêm dưỡng chất nuôi quả phát triển.
2.6.Phòng trừ sâu bệnh hại cây hồng xiêm
Cây hồng xiêm cũng có rất nhiều các loại sâu bệnh hại như sâu đục quả, sâu dục cành, các loại ruồi, rệp gây đốm lá, làm thối quả.
Rệp hại hồng xiêm: thời điểm cây phát triển và đang ra quả, rệp trích hút nhựa cây làm cho lá cây rụng, ảnh hưởng năng xuất quả, khi cây mới phát bệnh có thể dùng tay bắt giết chúng. Khi số lượng chúng thành đàn thì sử dụng thuốc: Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.
Ruồi hại quả hồng xiêm: ruồi thường trích hút làm quả nhanh chóng rụng xuống. Cần loại bỏ ngay quả khi rụng, có thể đem đi tiêu hủy hoặc chôn xuống đất, cách phòng trừ ruồi đơn là là dùng bẫy bả, có thể dùng từ 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đặt trên cao cách mặt đất 1m để ở tán cây râm mát, sau 1 tuần rồi thay bả 1 lần.
Bệnh đốm lá trên thân và cành: có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng để phun cho cây, ngoài ra có thể dùng vôi quét lên thân cây để phòng ngừa hầu hết các loại côn trùng bám gốc cây, giúp cây loại bỏ các loài côn trùng gây hại
Bệnh đốm lá trên quả và lá: cách phòng trừ bệnh rất đơn giản, nên sử dụng Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm. Phun cho cây khi thấy cây có dấu hiệu bị bệnh, ngoài ra có thể sử dụng phun phòng định kỳ hàng tháng cho cây.
2.7.Thu hoạch hồng xiêm
Sau thời gian trồng và chăm sóc khá vất vả, đây được xem là thời điểm tuyệt vời nhất, từ lúc hoa nở cho tới khi quả chín phải mất từ 6-8 tháng. ở khu vực miền nam từ lúc hoa thụ phấn cho tới khi thu hoạch mất khoảng 6 tháng. Khu vực miền bắc thì mất khoảng 8 tháng.
Lựa chọn độ già quả để thu hoạch sớm. Cuống nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu ngoài quả rạn nứt, bong ra vỏ, chuyển sang màu xanh vàng hoặc nhẵn bóng. Khi hái quả thấy mủ ở phần cuống quả chảy ra ít hoặc không có.
Thời gian thu hái nên chia thành từng đợt khác nhau, mỗi đợt cách nhau từ 1-2 tuần/ lần.
Sau khi thu hái xong cần để quả ở nơi khô ráo, đóng hộp rồi chuyển đi tiêu thụ. Trong quá trình vận chuyển hạn chế làm va chạm nhiều lần sẽ làm cho quả nhanh hỏng, kém chất lượng làm ảnh hưởng tới giá cả.