Trang chủ » Cây hoa tết » Chăm sóc lan hồ điệp sau Tết: 7 bước chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Chăm sóc lan hồ điệp sau Tết: 7 bước chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Chăm sóc lan hồ điệp sau Tết là một việc tưởng chừng như rất khó khăn, nhưng khi chăm sóc thực tế lại là một công việc rất đơn giản, sau dịp tết nguyên đán thì cây hoa lan hồ điệp nhanh chóng bị bỏ đi vì khi hết tết thì bông hoa cũng nhanh chóng héo tàn đi, đa phần là cây hoa lan hồ điệp bị vứt bỏ, chết dần hoặc lụi dần, cây không thể phát triển do người chơi không biết cách chăm sóc. Để có thể chăm sóc cây hoa lan hồ điệp sau tết thì mời các bác thực hiện qua các bước sau đây

1.Tổng hợp 7 bước chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết

Bước 1: sau tết khi cây hoa lan hồ điệp bị héo lá, héo hoa 2/3 thì ta dùng kéo hoặc dao sắc để cắt bỏ ngồng hoa. Lựa chọn vị trí cắt phù hợp để tránh cây bị sâu bệnh, cách cắt mắt ngủ cuối cùng của hoa là khoảng 3cm, trong quá trình cắt cần tránh làm dập lá cây.

Bước 2: dùng kéo sắc để loại bỏ tất cả chiếc lá bị nấm, lá bị hỏng, lá vàng, lá khô, lá úa vàng thì loại bỏ hết, kể cả la chuẩn bị thối thì cắt luôn đi cho chắc.

Sau khi cắt xong thi xử lý tới các mắt ngủ ở trên thân cây, có thể dùng bông hoặc giấy vệ sinh, thấm thuốc Atonik hoặc là thuốc kích thích mầm để thấm đẫm vào trong mắt ngủ của cây, cách 2-3 ngày thấm / lần, thấm liên tục trong vòng từ 10 ngày đến 15 ngày là được

Bước 3: xử lý phần gốc và phần rễ của cây, cắt bỏ toàn bộ rễ thôi, nhớ giữ lại phần rễ còn xanh và đang phát triển nhé, ở các phần vết cắt thì sử dụng keo liền sẹo bôi vào để không làm các vết thương lan rộng, hạn chế vi khuẩn và nấm.

Sau khi xử lý xong cần đặt nguyên bầu và bộ rễ còn lại vào trong chậu mới, dùng dây cố định lại cho cây chắc chắn trong chậu

Bỏ dớn cọng hoặc là giá thể, như vỏ thông, vỏ than, và các loại giá thể khác đã được xử lý trước đó, cho vào trong chậu, bỏ nhự nhàng, hạn chế làm hỏng bộ rễ còn lại của cây.

cây hoa lan hồ điệp cần xử lý bộ rễ và giá thể

cây hoa lan hồ điệp cần xử lý bộ rễ và giá thể

Bước 4: đặt cây vào nơi mát mẻ, tránh mưa. Để 3 ngày khô, không tưới nước, sau hết 3 ngày thì bổ sung nước tưới cho cây.

Pha loãng Atonik hoặc vitamin B1 cho lan vào trong bình tưới lan, sử dụng để phun hàng ngày, phun cho khi nào thấy cây ra rễ non, sau khoảng 1-2 tuần tiếp theo khi bộ rễ của cây đã ổn định thì có thể mang cây ra ngoài ánh nắng.

Bước 5:Tưới nước cho cây: Dòng lan hồ điệp không cần nhiều nước tưới, vì khi tưới quá nhiều nước sẽ dễ làm cho cây bị nấm nên khi chăm sóc thường phải phun nấm định kỳ 1 tháng/ lần nhằm đảm bảo cho cây không bị nấm.

Khi thời tiết nắng nóng cần thường xuyên bổ sung nước cho cây, giữ ẩm cho cây, vào mùa mưa cần tránh để nước đọng trên lá, không để nước mưa tiếp xúc vào lá, sẽ là nguyên nhân gây thối lá trên cây.

Bước 6:.Ánh sáng cần thiết: Cây hoa lan hồ điệp không cần nhiều ánh sáng để phát triển, tuy nhiên việc trồng và chăm sóc cây lan hồ điệp cũng cần phải trồng hoặc để nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển, quang hợp, phù hợp cho sức sống của cây

Bước 7: Bón phân cây sinh trưởng: Có thể bón các loại phân cho cây phát triển như phân bón NPK 14-14-14, khi cây đang trong giai đoan ra hoa cần bón phân có hàm lượng photpho cao hơn mức bình thường để hoa đẹp hơn.

Các loại sâu bệnh thường xuyên như: rệp, sâu đục thân, ốc sên, nhện… bệnh thường bám chặt vào trong lá cây, trích hút nhựa cây, làm hại lá cây, khiến cho cây kém , vàng lá dẩn tới ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây.để có thể xử lý sạch ta có thể sử dụng nước sạch, bông sạch để lau sạch đi hoặc khi trồng nhiều thì sử dụng các loại thuốc trừ sâu tiêu diệt mầm bệnh, cho cây phát triển trở lại

hoa lan sau khi trồng tết xong cần phải xử lý

hoa lan sau khi trồng tết xong cần phải xử lý

cách tưới nước và chăm sóc sau khi tết xong

cách tưới nước và chăm sóc sau khi tết xong

xử lý thành công cây hoa lan hồ điệp nở

xử lý thành công cây hoa lan hồ điệp nở

cần chăm sóc ngay sau dịp tết cây nỏ nhiều hoa mới

cần chăm sóc ngay sau dịp tết cây nỏ nhiều hoa mới

Từ khóa:
Bài viết liên quan