Bệnh héo vàng lá chuối được xác định là do nấm xâm nhập, gây hại trong mạch dẫn và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
cây bắt đầu bị nhiễm bệnh làm cho cây héo dần lên các lá non, từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá.
Bệnh héo rũ vàng lá trên cây chuối thường xảy ra ở giai đoạn cây tăng trưởng mạnh, chuẩn bị thời kỳ trổ hoa chuối. Cây bị nhiễm bệnh héo rũ Panama
Khi thấy cây bị hiện tượng vàng lá cục bộ, các bẹ bên ngoài thân bị nứt dọc, các bẹ cây chuyển sang màu nâu vàng, cắt ngang củ chuối cũng có hiện tượng như vậy và thân cây bốc ra mùi hôi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, chủ yếu là do môi trường sống, đất không được khử trùng trước khi trồng vườn thường bị bệnh, những vườn thường ẩm ướt không nên trồng những giống dễ bị bệnh như chuối xiêm, chuối già hương
Cách trừ bệnh héo rũ lá vàng trên cây chuối
Thường xuyên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide…
Sử dụng một số các loại thuốc sâu như: Diaphos 10G; Gà nòi 4G; Vibasu 5H; Padan 4G… rải xung quanh gốc chuối để diệt tuyến trùng và một số côn trùng gây hại vùng rễ cây chuối,
Khi thấy cây đã bị bệnh cần phải chặn bỏ cây đi mang cây đi tiêu hủy, rải vôi bột xung quanh gốc cây, có thể đào gốc cây bỏ đi và trộn vôi bột vào trong đất để khử trùng đất trước khi trồng chuối trở lịa.
Sử dụng thêm các loại thuốc chống xâm nhiễm bằng thuốc : Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP, Zineb, Tilt, Score, Anvil…
– Nếu vườn chuối bị bệnh nặng nên ngừng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh, luân canh với cây trồng khác sau ít nhất 1 năm mới trồng chuối trở lại.