Cây lưỡi hổ bị thối lá khi cây đang gặp phải vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà khi chăm sóc vô cùng cẩn thận nhưng không may cây vẩn bị thối lá, khi thấy cây lưỡi hổ bị thối lá, vô cùng bối rối không nên biết làm gì với chỗ lá bị thối đây, nếu vẩn để như vậy thì chỗ vết thối đó sẽ nhanh chóng lan ra khắp cả cây, điều này sẽ khiến cho cây không còn khả năng sinh trưởng nữa và chết dần.
Để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến cho cây lưỡi hổ bị thối lá, hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cây lưỡi hổ bị thối lá, héo lá, thối rễ nhé và cách khắc phục đơn giản.
1.Tổng hợp 5 nguyên nhân cây lưỡi hổ bị thối lá và cách xử lý
Cây lưỡi hổ là dòng cây có bộ lá mọng nước, cây không ưa nước, nhưng phần lớn lượng nước được tích trên lá cây, khi gặp các điều kiện thời tiết khô hạn thì lá cây sẽ là nơi cung cấp nước duy trì sự sống cho cây, tuy nhiên nếu trồng cây ở nơi có quá nhiều nước, ngập nước, mưa nhiều hoặc tưới quá nhiều thì sẽ gây ra hiện tượng úng lá, héo lá, thối cây nữa.
Khi cây bị thối lá thì sẽ phát ra mùi khá là khó chịu, vùng thối lây lan ra rất nhanh trên thân cây, nếu nặng thì cả bộ lá của cây sẽ nhanh chóng hư hỏng, khi phát hiển sớm ta cần xử lý triệt để để cứu lấy toàn bộ cây.
1.1.Xử lý khi cây lưỡi hổ bị thối lá, thối rễ
Xử lý khi cây lưỡi hổ bị thối lá, thối rễ
Khi phát hiện thấy cây lưỡi hổ bị thối lá, ta lập tức tiến hành cắt bộ lá sát gốc lá bị thối, và dùng keo liền sẹo bôi vào chỗ vết cắt đó giúp cây nhanh chóng liền sẹo đi .
Kiểm tra xung quanh gốc cây xem cây gặp tình trạng nào, nếu cây đang bị thừa nước thì lập tức thay đất mới, lấy cây ra khỏi chậu, rũ bỏ hết đất cũ đi, thay các loại đất mới giàu chất dinh dưỡng, đất tơi xốp, giữ ẩm đất, loại đất thoát nước tốt là điều quan trọng nhất
Cây lưỡi hổ là giống cây sinh trưởng ở nhiệt độ từ 18-30 độ C. Không nên để cây ở nơi có quá nhiều ánh nắng, và không nên để cây ở
ở trong nơi có ít ánh sáng trong thời gian dài, cây lưỡi hổ cần tưới nước tối thiểu 1 tuần/ lần đảm bảo cho cây có đủ nước trong quá trình phát triển,
1.2.Cây lưỡi hổ bị kho héo lá, đổi màu lá
Khi chăm sóc cây lưỡi hổ thấy cây có dấu hiệu lá quăn queo lại và khô héo, thậm chí đổi màu thì đây là dấu hiệu của cây đang bị thiếu nước, ta cần tiến hành loại bỏ lá đã chuyển màu, hư hỏng không thể hồi phục được, rồi mới tiến hành tưới nước cho cây.
ở thời điểm khi mới tiến hành cắt bỏ vết hư hỏng thì ta sử dụng keo liền sẹo để bịt kín chỗ vừa mới vừa cắt xong để giúp cây nhanh chóng bình phục hơn.
1.3.Côn trùng hại cây lưỡi hổ
Các loại côn trùng phổ biến hại cây lưỡi hổ là các loài nhện đỏ, rệp sáp trắng được xem là 2 loài phổ biến thường xuyên gây hại trên cây lưỡi hổ, chúng bám vào lá, trích hút nhựa cây, làm tổn thương bộ lá cây, về lâu dài khiến bộ lá suy yếu dần và rụng lá.
Khi thấy cây xuất hiện dấu hiệu của việc bị các loại côn trùng quấy phá thì ta có thể sử dụng tay để bắt hoặc thường xuyên lau lá bằng rượu hoặc côn và nước muối pha loãng để hạn chế côn trùng bám lên cây.
Không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu vì điều này có thể gây ô nhiễm xung quanh môi trường sống.
Côn trùng hại cây lưỡi hổ
1.4.Bệnh nấm lá ở cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ thường gặp vấn đề trên lá là chủ yếu, đặc biệt là bệnh nấm lá, với các dấu hiệu nhận biết khá là đơn giản khi thấy lá xuất hiện vệt màu nâu đỏ trên lá, rồi dần chuyển sang nâu sẫm và cứng lại, nếu bị nặng sẽ gây ra tình trạng cây bị chết mà không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng cây bị nấm là do môi trường xung quanh quá ẩm, bộ lá bị ướt thường xuyên, vì vậy hãy trồng cây ở nơi có không khí thoáng mát và không ẩm ướt, khi tưới cây cần tưới vào gốc, hạn chế tưới vào lá sẽ giúp cây hạn chế bệnh tật
Cây lưỡi hổ thường gặp vấn đề trên lá là chủ yếu
Bệnh nấm lá ở cây lưỡi hổ
1.5.cách phòng ngừa bệnh thối lá trên cây lưỡi hổ
để phòng ngừa bệnh thối lá trên cây lưỡi hổ ta cần chú ý tới đất và nước tưới là 2 yếu tố quan trọng nhất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, đất có khả năng thoát nước tốt. nên lựa chọn loại đất tơi xốp là tốt nhất.
cây lưỡi hổ không cần quá nhiều nước trong quá trình phát triển vì vậy có thể tưới nước tư 1-2 lần/ tuần khi thấy đất quá khô thì mới tưới, không nên để cây ngoài trời mưa liên tục sẽ làm cho cây bị ngập nước, bộ lá rất dễ bị thối
khi thấy lá cây bị thối liền cắt bỏ, sẽ giúp cây hạn chế bị bệnh và lây lan ra cả cây khác, khi tách bụi thì cần sang chậu mới cho cây luôn, để cây có thêm không gian sinh trưởng phát triển khỏe mạnh hơn.