loại bệnh nào thường gặp trên cây hoa hồng, cây hoa hồng có rất nhiều loại bệnh khác nhau tấn công vì vậy trong quá trình trồng và chăm sóc, cần lưu ý và chăm sóc thật tốt, hiểu hơn về cây hoa hồng, hạn chế cho các loài sâu bệnh hại tấn công cây, sau đây sẽ là loại sâu bệnh hại tấn công cây hoa hồng và cách phòng tránh hiệu quả, giúp cây hoa hồng phát triển khỏe mạnh hơn.
1.Tìm hiểu 13 bệnh thường gặp trên cây hoa hồng
1.1.Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen là loài bệnh phổ biến nhất trên cây hoa hồng, bệnh này thường phát hiện rất muộn, khi thấy vết đốm đen thì là cây đã bị rất nặng rồi, khi phát hiện thấy chiếc lá xuất hiện đốm đen ta nên xử lý kịp thời, khi lá bị đốm đen, lá sẽ chuyển dần sang màu vàng và rụng dần, nếu để lâu thì cây sẽ không còn chiếc lá nào và dẩn tới cây sẽ chậm phát triển đi rất nhiều.
Bệnh đốm đen là bệnh được gây ra do bệnh nấm mốc, thường phát triển mạnh trong thời tiết ẩm ướt vì vậy sau mỗi cơm mưa kéo dài ta nên tiến hành phun phòng trừ.
Nên để cây thông thoáng thường xuyên cắt tỉa cành gầm, cành khô, cành không phát triển, xử lý giúp cho khu vườn thông thoáng hơn và không bị đọng nước.
Khi bị bệnh thì ta nên sử lý ngay, dung các loại thuốc bảo vệ thực vật phun phòng trừ, xung quanh vườn phải dọn quang. Cho nhiều ánh sáng chiếu vào thì sẽ giảm thiểu nguy cơ cây bị đốm đen nhé.
Bệnh đốm đen
Biểu hiện bệnh đốm đen
Ban đầu ta sẽ thấy chiếc lá xuất hiện vết đốm đen rất nhỏ, và dần dần chúng sẽ lan ra rất nhanh, chỉ cần qua một đêm trời ẩm, nồm trời thì nấm sẽ lan ra hoàn bộ chiếc lá, nhanh phải không nào , bệnh đốm đen là do loại nấm Diplocarpon rosae gây nên trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.
Đốm đen bắt đầu phát triển khi các chấm đen trên trên lá lan rộng và ngả vàng. Dẫn đến hiện tượng lá úa vàng, gây rụng lá toàn bộ ở cây nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen
Khi phát hiện được bệnh, điều đầu tiên ta làm là dùng thuốc để phun phòng trừ, sau đó mới dọn sạch cho quang khu vườn trở nên thoáng và thoát nước tốt hơn.
Bởi vì vi khuẩn sẽ nằm trong đất, ngoài việc dọn sạch lá đất vào mùa thu, tốt nhất là thay thế đất bề mặt. Dọn dẹp tất cả lá rụng và xác cành cây. Các bào tử có thể sống qua mùa đông, vì vậy đừng để lại bất kỳ lá hoặc mảnh vụn nào khác trên mặt đất.
Bệnh đốm đen trở nên trầm trọng hơn khi cây có điều kiện sinh trưởng kém. Bà con cần đảm bảo cây luôn được nhiều nước và thoáng khí.
1.2.Bệnh đốm lá trên cây hoa hồng
Bệnh đốm lá là bệnh có tốc độ phát triển nhanh, với sj xuất hiện của các vết đốm mờ rồi lan rộng ra phần trung tấm lá, khi thấy lá chuyển sang màu nâu thì lúc này lá sẽ gần như là không thể nào quang hợp, chuyển hóa thành năng lượng để nuôi cây nữa, lá sẽ rụng xuống và cứ như vậy các lá trên cây sẽ rụng xuống và làm cho cây chậm phát triển.
Biện pháp khắc phục
Khi thấy trường hợp như vậy, nếu còn ít thì ta nên cát bỏ toàn bộ lá xung quanh của chúng, loại bỏ hoàn toàn lá, có thể mang đi đốt hoặc cho đi đâu là tùy bạn, miển là tránh xa khu vườn.
Giữ cho khu vườn và cây thông thoáng hơn sau mỗi trân mưa nhé.
Bệnh đốm lá trên cây hoa hồng
1.3.Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng
Bệnh phấn trắng xuất hiện nhiều khi mùa mưa tới và bao phủ lấy thân và lá của cây, khi bị bao phủ, lá không thể nào quang hợp và phần nụ cũng không thể nở hoa được, cây bị phấn trắng bao phủ thường nhận ít nắng hơn các cây khác vì vậy khi trồng ta nên đảm bảo độ thông thoáng cho cây tốt hơn.
Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng
1.4.Bệnh vàng lá trên cây hoa hồng
Khi thấy nhưng chiếc lá còn xanh bỗng nhiên bị vàng và khi bạn kiểm tra thì đây chưa phải là lá già , với chiếc lá vàng như vậy có thể là do cây thiếu chất sắt hoặc đất quá nhiều kiềm, hoặc đất thoát nước rất kém, giải pháp ở đây là bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và đồng thời kiểm tra xung quanh khu vườn để tạo độ thông thoáng và thoát nước tốt cho cây hơn.
Bệnh vàng lá trên cây hoa hồng
1.5.Bệnh rỉ sét trên cây hoa hồng
Bệnh này thường bị chủ yếu vào mùa hè là chính, khi cây xuất hiện các vết đốm nhỏ màu vàng trên bề mặt và sau đó lan rộng ra, khi thấy cây bắt đầu có dấu hiệu kém phát triển, lá của cây héo dần, thì lúc đó cây đã bị bệnh nặng rồi. hầu hết cây bị bệnh nắng đều chết hoặc nếu sống cũng đều kém phát triển.
Bệnh rỉ sét cho nấm mốc gây ra, khi thời tiết ẩm thì sẽ xuất hiện nhiều hơn, ở khu vực miền bắc thường xuất hiện nhiều hơn. Khi thấy cây xuất hiện thì bạn phải mang cây ra cách ly với khu vườn và đồng thời dùng vôi bột để ngăn cho không bệnh phát triển nữa, bạn có thể dùng thêm các loại thuốc khẻ trùng nấm để phun cho cả khu vườn.
Bệnh rỉ sét trên cây hoa hồng
1.6.Rệp hại cây hoa hồng
Có thể nói rằng rệp là loài bọ phổ biến nhất , chúng trích hút nhựa cây, có màu trắng, nâu, xanh và thường tập trung ở khu vực chồi non, nụ non để trích hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển và không thể nở hoa được.
Rệp là giống côn trùng nhỏ, hình quả lê và thường đậu vói số lượng rất lớn và chúng phát triển khá nhanh, khi phát hiện được rệp trên cây hoa hông, ta nên sử dụng thuốc để phun và diệt trừ mầm bệnh ngay khi còn nhỏ, với cách thức và sử dụng liều lượng ghi trên bao bì
- Nụ hoa sẽ bị biến dạng
- Cành lá bị nhựa chảy ra
- Nấm mốc đen phát triển nhanh hơn
- Các ổ rệp trên cành cây nhiều hơn
- Kiến xuất hiên nhiều hơn.
Rệp hại cây hoa hồng
1.7.Nhện đỏ hại cây hoa hồng
Nhện đỏ là loại côn trùng phá hoại cây hoa hồng phổ biến nhất , với kích thước chúng khá là nhỏ, nên rất khó có thể quan sát chúng bằng mắt thường, thường thì nhận biết cánh của chúng có màu đỏ. Khi thấy cây hoa hồng có bộ lá quăn xuống và mặt lá dưới sần sùi hơn thì ta sẽ nhận thấy đây là cây đã bi nhện đỏ, ngoài ra có chiếc lưới nhện rất nhỏ nữa. ta có thể sử dụng thuốc bao vệ thực vật để xử lý chúng nhanh chóng hơn.
Nhện đỏ hại cây hoa hồng
1.8.Sâu bướm hại cây hoa hồng
Sâu bướm là loài sâu ăn lá rất phổ biến , chúng ăn chiếc lá non, nu non và cành lá yếu hơn, chúng thường cuộn lại và ăn từ trong ra ngoài. Khi ta phát hiện thì phải kịp thời loại bỏ và xử lý ngay. Ta có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật dử xử lý chú sâu bướm bé nhỏ, giúp cho cây hoa có thể phát triển tốt hơn.
Sâu bướm hại cây hoa hồng
1.9.Bọ bánh cứng hại cây hoa hồng
Bọ cánh cứng là loài chuyên ăn lá, chúng thường tụ tập với sô lượng lớn và gây thiệt hại rất nhanh chóng, vì vậy mà buổi tối nên thường xuyên ra khu vườn để kịp thời phát hiện con bọ cánh cứng tiêu diệt chúng, ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun phòng để cho chúng không tới nữa.
Bọ bánh cứng hại cây hoa hồng
1.10.Bệnh sùi u cục trên cây hoa hồng
Bệnh này chủ yếu là do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây ra khi bị rối loạn cây, gây cản trở khả năng vận chuyển nước và chất dinh dương, điều này làm cho cây kém phát triển, cây yếu và dễ bị bệnh.
Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhập chủ yếu qua vết thương, từ việc cắt tỉa hoặc các cành bị gãy đứt, ban đầu ta sẽ gần như không phát hiện được gi cả, mãi khi thân cây sẽ kém phát triển và có các u mọc ra liên tục thì lúc này ta mới phát hiên được.
chưa có loại thuốc nào có thể chữa được bệnh này, vì vậy mà cách khắc phục tốt nhất là ta nên xử lý đất cho thật kỹ và tạo ra độ thông thoáng trong quá trình chăm sóc cho cây, giúp cây phòng tránh được các bệnh do vi khuẩn tấn công.
Bệnh sùi u cục trên cây hoa hồng
1.11.Bệnh thán thư hại cây hoa hồng
Khi ta phát hiện cây xuất hiện các vết đen lốm đốm từ mép lá hoặc từ giữa lá, ơ bên dưới mặt lá, lúc này ở giữ sẽ hơi lõm xuống và xuất hiện nhiều vết màu nâu đỏ hoặc màu đen , lúc này thì cây đã bắt đầu bị rồi nhé. Bệnh này sẽ làm cho cây yếu đi và dễ gảy hơn, làm ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây.
Ta có thể sử dụng các loại thuốc Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ); Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chtosan + Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
Bệnh thán thư hại cây hoa hồng
1.12.Bệnh khô cành trên cây hoa hồng
Bệnh này thường phát triển nhanh vào mùa mưa, diển ra chủ yếu ở các cành con, ban đầu ta sẽ thấy xuất hiện các vết đôm đen và trắng xung quanh các cành non và dần dần lan thành nhiều đốm lớn, được gọi là các ổ nấm Coniothyrium gây ra, bệnh lan truyền qua chủ yếu la các vết cắt. với bệnh này ta nên thường xuyên cắt bỏ cành khô hoặc bi bệnh và nên tiến hành vào thời tiết mát mẻ và không quá nắng.
Bệnh khô cành trên cây hoa hồng
1.13.Dệp sáp gây hại trên cây hoa hồng
Khi ta nhìn thấy vết bông trắng ở dưới mặt lá thì đó chính là loài rệp sáp đó Khi tìm thấy nơi ở ấu trùng rệp sáp liền tiết ra một chất sáp cứng để cố định mình, đồng thời chọc vòi hút vào thân cây hồng để hút nhựa.
Cây hoa hồng bị hại nhẹ thì trên phiến lá có đốm trắng nhỏ, phần này bị vàng đi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây hồng;
Cây hồng bị nhiễm rệp sáp nặng thì rệp sáp thành mảng bao phủ mặt lá, tiêu hóa chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây hoa hồng, từ đó gây trở ngại cho sự sinh trưởng, phát dục của cây, cây không thể ra hoa bình thường, xuất hiện lá khô, rụng lá cho đến khi cây chết.
Thông thường đối với cây hoa hồng rệp sáp thường phát triển đầu tiên ở nơi ta ít chăm sóc nhất, cụ thể khi tưới nước cho cây hồng, khu vực xa vòi tưới nước, vòi nước không làm ướt khu vực đó, bộ lá luôn khô ráo. Khi kết hợp với điều kiện khí hậu nóng thì rệp bắt đầu phát triển tại đây. Do đó, trong quá trình tưới nước thường xuyên tưới mặt dưới của lá cây hoa hồng vừa phòng ngừa được nhện đỏ vừa hạn chế bớt lũ rệp sáp (nếu có).
Dệp sáp gây hại trên cây hoa hồng