Cây thủy trúc có công dụng làm sạch môi trường nước, được rất nhiều người trồng trong nhà, ở các vùng nông thôn, cây thủy trúc được trồng xung quanh bờ ao để làm sạch nước trong ao, trong bể rất tốt. cây thân nhỏ, cứng cáp, là dòng cây thủy sinh khỏe mạnh, rất dễ trồng và chăm sóc, nhiều tác dụng tốt, hãy tham khảo bài viết sau để có cái nhìn tổng quan hơn về dòng cây làm sạch nước
1.Tìm hiểu cây thủy trúc
Cây thủy trúc có tên khoa học : Cyperus alternifolius là dòng cây thân thảo, sống thủy sinh, mọc thành từng bụi lớn, cây sống lâu năm, chiều cao cây 0,5-1m.
Thân cây mọc thẳng đứng, hưởng lên trên, thân cây có màu xanh đậm, có dạng tròn, nhẵn bóng.
Lá cây thường biến đổi thành các bẹ dưới gốc, phần trên đỉnh được sắp thếp thành các vòng. Tán lá xòe rộng và dài, rủ xuống như chiếc dù rất đẹp.
Bộ rễ cây ăn sâu vào lòng đất, bộ rễ khỏe, rễ chùm có khả năng bám chắc, bộ rễ có khả năng lọc nước rất tuyệt vời
cây trồng trong các khu hồ thủy sinh
2.Công dụng của cây thủy trúc
Cây thủy trúc có khả năng lọc nước bẩn thành nước sạch rất tốt, khi trồng ở bờ ao hoặc trong bể thì nước sẽ trong hơn.
Cây phát triển nhanh, chịu được bóng và nắng, cây thường được trồng để cải tạo tiểu cành hồ nước trong các khu sân vườn, biện thự.
Cây có thể trồng vào trong các lọ mini để trang trí bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn mang đến một sự thoải mái, bình yên hơn trong cuộc sống.
Cây có thể trồng trong đất, phát triển rất tốt, vị trí trồng thích hợp như hiên nhà, hành lang, chậu đặt cầu thang, mang màu sắc xanh đến với ngôi nhà. Cây thủy trúc còn được sử dụng rất nhiều trong cắm hoa nghệ thuật.
cây phát triển nhanh mang đến một sự thay đôi lớn
3.Cách trồng và chăm sóc cây thủy trúc
Cây phát triển nhanh, chịu mọi điều kiện thời tiết, cách chăm sóc rất đơn giản, chỉ cần chú ý một vài điểm là cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Ánh sáng: lượng ánh sáng phù hợp với cây là ánh sáng tán xạ, cây phát triển trong bóng râm rất tốt.
Nhiệt độ: cây chịu được nhiệt độ lớn, chịu bóng tót, khi vào mùa lạnh cây vẩn phát triển tốt. là giống cây ưa độ ẩm cao
Đất trồng: cây không kén đất, sinh trưởng tốt trên nhiều nền đất khác nhau, đặc biệt là đất ô nhiễm, đất ngập úng.
Tưới nước: lượng nước tưới cây rất thoải mái, cây có thể sống trong môi trường thủy sinh lẩn trên cạn, nên khi tưới nước không phải quá lo lắng về lượng nước nhiều hay ít.
Cây thủy trúc mọc rất nhanh và rất khỏe, cấy rất ít khi rụng lá, cây không cần nhiều lượng phân bón, khi trồng ở dưới nước, bộ rễ có thể bò đi lấy chất dinh dưỡng.
Cây thủy trúc được trồng rất nhiều ở các khu vực bờ sông, bờ suối. đặc biệt ai ở khu vực hà nội có thể thấy ở giữa lòng sông tô lịch có trồng rất nhiều bè cây thủy trúc để giúp lọc đi rất nhiều chất bẩn có trong nước, làm cho một phần lòng sông sạch hơn một chút. Như vậy có thể khẳng định là cây thủy trúc có tác dụng làm sạch môi trường nước rất tốt.
cây làm sạch môi trường nước rất tốt
cây giúp lọc đi hầu hết các chất gây ô nhiễm trong ao