Cây nhãn là giống cây phổ biến hàng đầu ở nước ta và trên thế giới, những quả nhãn mọng nước sẽ mang đến những điều tốt đẹp nhất, các giống nhãn phổ biến hiện nay tại nước ta, các kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn giúp cho cây không bị bệnh và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
1.Nguồn gốc cây nhãn
Cây nhãn có tên khoa học Dimocarpus longan
Cây xuất hiện từ rất lâu đời, tuy nhiên có nhiều giải thuyết khác nhau nói về nguồn gốc của cây nhãn, có nơi cho rang cây nhãn bắt nguồn từ vùng quãng đông trung quốc, có người lại cho rằng cây nhãn có nguồn gốc từ ấn độ sau đó mới lan ra các nước khác trên thế giới.
Ngày nay cây nhãn là giống cây nhiệt đới, á đới đều có thể phát triển tốt, cây nhãn tập trung ở một số nước ở vùng gần xích đạo như trung quốc, thái lan, việt nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ…
Cây nhãn ở nước ta phát triển ở hầu hết các tĩnh thành và phân bổ chạy dọc theo đất nước, cây đem đến hiệu quả kinh tế cao vì vây trong những năm gần đây thì diện tích trồng nhãn ngày càng tăng lên.
Số lượng nhãn hiện nay trên cả nước vào khoảng 70-80 ngàn ha trong đó số diện tích chiếm khoảng 2/3 năm ở các tỉnh phía bắc và ngoài ra phân bổ hầu hết trong các hộ dân của cả nước
Cây nhãn có tên khoa học Dimocarpus longan
2.Đặc điểm sinh trưởng và phát triển cây nhãn
2.1.Bộ rễ cây nhãn
Cây nhãn được biết đến là giống cây phát triển lâu năm, cây thân gỗ và có bộ rễ ăn rất sâu và rộng. ở những vùng đất tơi xốp bộ rễ của cây có thể cắm xâu xuống từ 4-5 m. còn ở những vùng đất nông hơn thì bộ rễ của cây có thể lan rộng ra so với tán cây khá lớn, tuy nhiên bộ rễ của cây đều tập trung vào phần lớn trong tán lá cây.
Mỗi năm bộ rễ cây sinh trưởng thành 3 đợt khác nhau
Đợt 1 vào tháng 3-4 hàng năm
Đợt 2 vào tháng 5-6 khi bộ rễ phát triển mạnh
Đợt 3 từ tháng 9-10 lúc này cây có bộ rễ sinh trưởng khá yếu
Mỗi đợt bộ rễ phát triển mạnh sẽ kèm theo là các đợt lộc thường sau đó là đỉnh sinh trưởng ra hoa và ra quả trong năm.
Bộ rễ của cây có phát triển khỏe mạnh được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhiêt độ và độ ẩm trong đất, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C thì bộ rễ phát triển rất yếu.
Nhiệt độ trong đất từ 20-30 độ C thì bộ rễ phát triển khỏe mạnh, nếu quá nóng thì cây cũng ngừng phát triển
Độ ẩm trong đất ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của bộ rễ, nếu đất đủ ẩm thì bộ rễ phát triển mạnh còn nếu hàm lượng nước trong đất có quá nhiều sẽ gây cho bộ rễ kém phát triển.
2.2.Cây nhãn phát triển tán cây, cành cây
Cây nhãn có tán khá rộng, cây thường được trồng bằng hạt và ghép cành, những cây trồng bằng phương pháp chiết cành thường có tán hẹp hơn so với những cây trồng bằng hạt. tùy thuộc vào đặc tính của từng giống nên số tán cây sẽ rộng hay hẹp.
Đỉnh sinh trưởng và phát dục của cây nhãn
Hàng năm cây nhãn sẽ cho ra từ 3-5 đợt cành khác nhau.
Đợt 1 vào mùa xuân
Đợt 2-3 vào mùa hè
Đợt 4 vào mùa thu
Thời gian và số lượng cành của cây phụ thuộc phần lớn vào sức sinh trưởng của cây, số tuổi của cây và lượng quả năm trước của cây, chế độ dinh dưỡng mà cây thu thập được
Cành mọc vào mùa xuân thường không cho ra quả và cây nhãn thường phải sang năm mới cho ra quả tiếp ở cành mọc trước đó vì vậy sau mỗi một đợt cây nhãn ra hoa và quả cần tiến hành cắt tỉa cành đó đi để cho cây phát triển cành mới, cho ra hoa quả và đợt tiếp theo,.
Số lượng cành ra hoa phụ thuộc phần lớn vào số cành chè ra hàng năm vì chỉ có cành chè mới cho ra hoa quả được, cành chè càng nhiều thì cây càng cho ra nhiều hoa hơn và cũng cho thấy cây có nhiều chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng sau khi ra trái
Điểm đặc biệt của cây nhãn chính là khả năng ra sớm và ra muộn, cây càng ra sớm thì những năm tiếp theo cây sẽ ra sớm và đối với cây ra muộn thì những năm sau đó cũng như vậy.
Bón đủ phân nước sau khi cây đã thu hoạch giúp cho cây nhanh chóng lấy lại được sức lực, vào mùa mưa cây càng ra nhiều càng lá càng tốt vì chỉ những cành ra vào thời điểm đó mới có hoa và quả vào năm sau.
Tỷ lệ ra hoa ở cành chè là từ 40-70%, từ cành thu mọc ra từ quả chỉ từ 23-40% và các cành khác từ 12-40% , qua đó cho thấy việc chăm sóc và lựa chọn cành chè là rất quan trọng để cho cây đạt năng xuất hàng năm.
cây nhãn cho năng xuất những năm về sau
2.3.Quá trình sinh trưởng của cây nhãn
Cây nhãn phát triển cành, tán lá rất nhanh, vào mùa đông cây nhãn nghi sinh trưởng thì cũng vào thời gian này cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, đảm bảo cho cây nhãn phân hóa được thuận lợi thì vào mùa đông cần một khoảng thời gian nhiệt độ xuống thấp và khô hạn để hạn chế cây ra cành vào mùa đông, thuận lợi tích chữ chất khô giúp phân hóa mầm hoa được tốt hơn.
3.Đặc điểm sinh trưởng cây nhãn
3.1.Sự phân hóa mầm hoa nhãn
Cây nhãn trước khi ra hoa cần chuẩn bị một thời gian gọi là kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hóa mầm hoa, thời kỳ này rất quan trọng đối với cây, thời điểm này thường diễn ra vào thời kỳ mùa đông, trong điều kiện khô hạn.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phân hóa mầm hoa ở đây là sự quan hệ giữa cành và lá, bộ rễ và các yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng cũng như gián đoạn tới quá trình phân hóa mầm hoa về sau này.
Thời gian phân hóa nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào giống nhãn, vùng đất, khí hậu, kỹ thuật thâm canh.
3.2.Cây ra hoa và đậu quả
Cây nhãn ra hoa ở đầu cành, từ khi ra hoa cho tới khi quả lớn thì cây không có khả năng ra lộc nữa vì vậy mà trong giai đoạn cây ra hoa và nuôi quả thì cây không có ra thêm lá
Thời kỳ xuất hiện mầm hoa
Thời kỳ cây nhãn xuất hiện hoa
Cây nở hoa và thụ phấn hoa nhãn
Quả con bắt đầu xuất hiện
Hoa nhãn thường ra cả chùm lớn và tự thụ phấn chép với số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái, hoa đực thường nở trước và hoa cái nở sau
quá trình quả nhãn lớn dần theo thời gian
3.3.Sự sinh trưởng của quả nhãn
Sau khi thụ phấn kết thúc thì quả bắt đầu phát triển, quả chin vào mùa hè cho tới mùa thu. Quá trình nhãn chin kéo dài khá lâu, do đặc điểm của cây thì quả nhãn sẽ lớn dần lên và trong quá trình nhãn lớn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây, giúp quả nhãn phát triển tốt hơn.
3.4.Đặc điểm khí hậu cần thiết cho cây nhãn
Cây nhãn phát triển khá là tốt ở thời tiết từ 20-27 độ C, hoa nở cần nhiệt độ từ 25-30 độ C, vào mùa đông cần nhiêt độ thấp để cây phân hóa mầm hoa.
Ánh sáng; cây nhãn là giống cây cần nhiều ánh sáng và không tán xạ, cây nhận được nhiều ánh sáng giúp cho cây phát triển bộ tán lá, ánh sáng giúp cho cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, quả to, ngon hơn
Lượng nước mưa thích hợp cho cây từ 1300 đến 1600mm, cây nhãn là giống cây ưa ẩm và không chịu úng vì vậy khi trồng cây nhãn cần chú ý tới việc khơi thông dòng nước khi có lượng mưa lớn kéo về.
Trong thời kỳ cây ra hoa và quả nhỏ cần hạn chế tối đa tình trạng cây bị ngập úng sẽ làm cho cây bị rụng quả.
3.5.Đất trồng cây nhãn
Cây nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau và không kén đất
Đất thích hợp cho cây phát triển là đất pha cát, đất phù sa ven sông, đất có độ PH từ 5,5-6,5