Cây đậu bắp sinh trưởng phát triển rất nhanh, tuy nhiên cây đậu bắp cũng có nhiều loại sâu bệnh hại tấn công cây, như bệnh héo lá, đốm nâu, thán thư hại cây đậu bắp, hôm nay muabancaytrong sẽ chia sẽ với các bạn về các bệnh thường gặp ở cây đậu bắp và cách phòng bệnh tốt nhất cho cây đậu bắp
1.Bệnh mốc đen do nấm Cercospora abelmoschi
Đây được xem là bệnh phổ biến trên cây đậu bắp. Bệnh đốm đem thường phát triển mạnh ở vùng có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nấm gây hại trên lá với vết đốm màu màu lục vàng ở dưới mặt lá.
Khi gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm thì bệnh nhanh chóng lan lên trên bề mặt lá, khi bệnh phát triển mạnh, cây trở nặng hơn thì chiếc lá sẽ héo cuộn tròn và rụng làm cho cây không thể phát triển được nữa.
1.1.Phòng trừ bệnh mốc đen
Không nên trồng nhiều vụ liên tiếp trên ruộng đã bị bệnh trước đó
Liên tục luân canh các loại cây họ bắp với cây rau màu khác để cho đất được tốt và sạch bệnh hơn
Phun các loại thuốc gốc đồng như: Zincopper 50WP, Canthomil 47WP, Cantop M 72WP & 43SC giúp cây sạch bệnh và khử trung đất
2.Bệnh chết rạp cây con do nấm Pythium spp., Rhizoctonia solani
Bệnh chết rạp cây con diển ra phổ biến trên cây đậu bắp ở giai đoạn đầu khi mới trồng, cây con còn khá là yếu, khi cây chết nhiều sẽ làm mật độ cây trên khu vực ruộng trồng liên tục giảm làm ảnh hưởng tới năng xuất của bà con.
mầm bệnh có thể nằm trong hạt làm cho hạt giống có thể bị thối khi nảy mầm, cây con mọc lên èo uột, hơi sững nước, có hàng vết nâu nhăn nhúm ở gần gốc làm cho cây ngã rạp xuống . bệnh thường phát triển mạnh ở điều kiện quá ẩm thấp.
2.1.Phòng trừ bệnh chết rạp cây đậu bắp
Sử dụng hạt giống sạch, không bị bệnh
Không nên tưới quá nhiều, không sử dụng quá nhiều phân đạm khi cây còn nhỏ
Không nên trồng trên đất đã trồng các loại cây cùng họ
Sử dụng thuốc : Cantox D 35WP, Zincopper 50WP để hạn chế bệnh
3.Bệnh phấn trắng trên cây đậu bắp Leveillula taurica / Oidiopsis taurica
Bệnh phấn trắng thường xuất hiện ở cả 2 mặt của lá cây đậu bắp, với các lớp phấn trắng do các sợi nấm tạo thành, bệnh phát triển khá nhanh vào mùa mưa. Khi bệnh nặng chiếc lá cong queo và cháy xém, bệnh thường phát triển khá nhanh, lây lan tới thân, hoa và trái của cây đậu bắp, bệnh thường phát triển nhanh ở nhiệt độ từ 25-27 độ C.
3.1.Phòng trừ bệnh phấn trắng
Thường xuyên khử trùng khu đồng ruộng
Không nên trồng các vụ liên tiếp nhau hoặc các cây bông vải
Phun các loại thuốc gốc lưu huỳnh để tiêt diệt bệnh.
4.Bệnh thán thư trên cây đậu bắp Glomerella gossypii-Ascomycetes
Bệnh thán thư thường phát triển nhanh trên lá và quả cây đậu bắp, bệnh xuất hiện khi cây còn nhỏ, với biểu hiện ban đầu là lá có màu đốm hình hơi tròn màu xanh tái hoặc nâu, sau đó vết bệnh lớn dần và có màu đen, hơi khô.
Đối với ở trên trái sẽ làm cho trái có vết màu đen, hình tròn, hơi lõm vòi, trên có một lớp một bàu xanh xám, thường gọi là ổ bào tử, trái thường bị bệnh khi còn nhỏ và nếu nặng có thể bị thối, làm giảm năng xuất thu hoạch của cây.
4.1.Phòng trừ bệnh thán thư trên cây đậu bắp
Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng bằng các loại thuốc khử nấm
Xử lý lá bị bệnh và trái bị bệnh khi bệnh còn chưa phát triển.
Liên tục thu hoạch tàn dư cây trồng sau thu hoạch
Cây đậu bắp bị ghẻ
cây đậu bắp bị ghẻ là cây bị nổi mụn rất nhiều trên quả , khi cây bị mụn sẽ làm ảnh hưởng tới năng xuất.
nguyên nhân chủ yếu: khi quả còn non thường xuyên bị bọ trĩ , nhện, trích hút quả, từ các vết thương đỏ sẽ tạo thành các vết mụn trên quả, nên thường gọi quả bị ghẻ.
phòng tránh; khi cây mới ra quả nên thường xuyên xử dụng các loại thuốc phòng trừ bệnh trĩ, nhện để phun phòng cho cây, điều này sẽ giúp cho cây không còn hiện tượng bị ghẻ, các nốt sần