Trang chủ » Sâu Bệnh hại cây trồng » Bệnh rệp sáp: cách phòng tránh bệnh, 8 loại thuốc trị rệp sáp

Bệnh rệp sáp: cách phòng tránh bệnh, 8 loại thuốc trị rệp sáp

Bệnh rệp sáp trên cây trồng là một trong loại bệnh khiến cho nhiều bà con nông dân lao đào vì khi gặp phải bệnh rệp sáp khiến cho các loại cây lấy quả không phát triển được vì rệp sáp thường trích hút hết các chất dinh dưỡng, làm giảm năng xuất và chất lượng của trái.

Nếu phát hiện sớm thì ta có thể xử lý nhanh chóng, loại bỏ rệp sáp ra khỏi khu vườn, tuy nhiên nếu phát hiện muộn thì trái không thể cho thu hoạch được nữa, chính vì điều này mà bà con nông dân khi chăm sóc cây ăn quả nên cần phải chú ý hơn và biết cách chăm sóc cây trồng, phòng và trị bệnh rệp sáp càng sớm càng tốt.

Bệnh rệp sáp trên cây trồng

Bệnh rệp sáp trên cây trồng

1.Rệp sáp là con gì?

Rệp sáp có tên khoa học là: planococcus citri, chúng thường ký sinh trên các loài cây ăn quả, cây ăn trái, cây có muối, như các loại cà phê, đu đủ, thanh long, vú sửa….. gây hại cho nông nghiệp, rệp sáp có thể gây hại tới hơn 70 loại cây ăn trái khác nhau.

Rệp sáp trưởng thành thường có hình bầu giục, không có cánh, kích thước dài khoảng 2,5-5mm, chiều ngang từ 2-3mm, toàn thân củ rệp sáp thường có màu hồng phủ lớp sáp trắng, quanh thân của chúng có các tia sáp trắng dài. Một con dệp sáp cái thường có vòng đời 115 ngày, tính từ ngày trứng nở đến ấu trùng và nở thành rệp con.

Vậy còn rệp sáp đực thì sao nhỉ? Rệp sáp đực thì nhỏ hơn rệp sáp cái, với chiều dài chỉ từ 1mm, có màu xám nhạt, vòng đời chỉ ngắn khoảng 27 ngày, với con rệp sáp thường đẻ một lần trứng từ 200-250 quả, đặc biệt là chúng phát triển rất nhanh vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, tỉ lệ trứng nở đạt hơn 90%, nếu khu vườn của bà con nhiều lá cây côi, thì việc tiêu diệt rệp sáp quả là điều khó khăn.

Bệp rệp sáp gây hại cho cây hoa hồng.

Bệp rệp sáp gây hại cho cây hoa hồng.

2.Đặc điểm gây hại của rệp sáp

Rệp sáp được chia thành 2 giai đoạn là: giai đoạn ký sinhgiai đoạn trưởng thành, với mỗi giai đoạn chúng sẽ có cách thức phá hại khu vườn của bà con khác nhau, cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng giai đoạn ủa rệp sáp.

2.1.Giai đoạn rệp sáp ký sinh

ở giai đoạn này rệp sáp nhỏ thường tập trung ở gốc cây và trên mặt đất, chúng thường nằm ở khe, rãnh trên của bộ rễ cây nằm dưới hoặc trên mặt đất. Chúng sẽ gây hại cho bộ rễ non, khiến cho bộ rễ non khó mọc ra. Khi rệp tập trung ở mật độ cao thì cây có lực phát triển yếu sẽ có biểu hiện rất rõ ràng từ bộ lá, từ màu xanh chuyển thành màu vàng do chúng trích hút dưỡng chất.

2.2.Giai đoạn rệp sáp trưởng thành

ở giai đoạn này rệp sáp bò rất nhanh, chúng xuất hiện ở các cuống hoa, khi hoa nở thành quả, chúng sẽ đậu ngay ở phần cuống và trích hút nhựa cây, làm cho trái nhỏ, kém phát triển, nếu tập trung quá nhiều sẽ khiến cho cành mau khô héo, quả bị rụng, làm giảm năng xuất cây trồng của bà con.

3.Bệp rệp sáp gây hại cho cây hoa hồng

Rệp sáp gây hại cho cây hoa hồng, khu vườn hồng phát triển xanh tốt, mầm cây mập mạp khỏe mạnh, bông hoa đang chúm nở rất đẹp, nhưng chú rệp sáp đậu và trích hút ở cuống hoa, cuống lá sẽ làm cho cây không thể nở được hoa, cành lá sẽ tẹo lại.

Khi chúng đậu với số lượng lớn thì sẽ thấy bảng màu trắng trên bề mặt của lá hoa hồng, sẽ làm cho lá cây hoa hồng bị khô đi nhanh chóng . rệp hại cây hoa hồng thường là loại rệp vảy nâu hoặc là rệp vảy trắng, được phân biệt qua màu sắc của chúng khi bám trên cây hoa hồng.

Bệnh nặng trên cây hoa hồng: khi bà con thấy bảng màu trắng bao phủ bề mặt lá, thân cây, ngọn hoa sẽ làm cho cây không quang hợp được, dẩn tới sự ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, điều này sẽ làm mất đi bông hoa hồng đẹp.

Bệnh nhẹ trên cây hoa hồng: đối với trường hợp, bà con phát hiện sớm, có thể loại bỏ nhanh chóng, tì cây hoa hồng sẽ ít bị ảnh hưởng, tuy nhiên khi thấy rệp sáp xuất hiện trong khu vườn, bà con liền tiến hành phun các loại thuốc phòng trừ rệp sáp, giúp bảo vệ khu vườn tốt hơn.

Bệnh rệp sáp thường gây hại cho cây hoa hồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm mà rệp sáp phát triển nhanh nhất là vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng và mưa kéo dài, là thời điểm bùng phát rệp sáp mạnh mẽ nhất vì vậy mà khi vào mùa hè, bà con cần tiến hành kiểm tra và dọp sạch khu vườn, đảm bảo cho khu vườn luôn thông thoáng.

Bệp rệp sáp gây hại cho cây hoa hồng

Bệp rệp sáp gây hại cho cây hoa hồng

4.Bệnh rệp sáp gây hại trên cây sắn

cây sắn đang lên và phát triển rất tốt, tuy nhiên con rệp sáp thường xuyên tấn công vào phần ngọn của cây, làm cho cây không thể phát triển ngọn và kém phát triển, dẩn tới năng xuất của cây bị giảm, rệp sắp trên cây sắn thường được gọi là rệp sáp bột hồng vì khi chúng bám lên cây sắn, chúng sẽ có một lớp da có màu hồng nên từ đó nhiều bà con gọi chúng là con rệp sắp bột hồng. Chúng thường trích hút ở dưới ngọn cây,ngọn lá dẩn tới lá cây và ngọn không phát triển được.

Rệp sáp thường trích hút nhựa cây, làm cho cây không đủ chất dinh dưỡng để nuôi ngọn và thân cây. Khi cây bị bệnh sẽ có hiện tượng ngọn bị chùn lại, không sinh trưởng nữa, thân cong queo, cây lùn, nếu nặng hơn thì cây sắn sẽ trút bỏ toàn bộ lá, để duy trì sức sống cho đợt mọc lá tiếp theo.

Rệp sáp thường cộng sinh với đàn kiến khiến cho chúng sinh rôi rất nhanh, chúng tiết ra các dịch khiến cho lũ kiến rất thích và chăm sóc con rệp sáp, khiến cho đàn rệp nhanh chóng phát triển, rệp sáp thường phân tán theo hạt giống, gió, theo nguần nước, vì vậy mà chúng có tốc độ lây lan khá là nhanh, vòng đời của rệp sáp cây sắn kéo dài từ 1-3 tháng, nên có thể gây hại tiếp cho các loại cây trồng khác.

Bệnh rệp sáp gây hại trên cây sắn

Bệnh rệp sáp gây hại trên cây sắn

5.Rệp sáp gây hại cho cây cà phê, quả cà phê

Vào thời điểm cây cà phê ra hoa đậu quả thì rệp sáp cũng kéo thành từng đàn tới, khi rệp sáp tập trung với số lượng lớn sẽ khiến cho cà phê không thể phát triển, còi cọc và bị khô héo. Bà con có thể dễ dạng nhận thấy bảng màu trắng ở ngay khu vực quả và hoa của cây, chúng trích hút nhựa, làm cho quả non khô héo, cây còi cọc và kém phát triển.

Ngoài ra chúng còn có khả năng phát triển thêm một lớp nấm muội đen bao phủ lấy chùm quả cà phê, khiến cho bộ lá úa vàng và quả sẽ rụng xuống làm giảm năng xuất của cây cà phê rất lớn.

Vòng đời của rệp sáp trên cây cà phê rất ngắn chỉ từ 25-40 ngày , tuy nhiên chúng thường phát triển nhanh ở thời điểm cây bắt đầu ra nụ cho tới khi thu hoạch. Đây là điều mà khiến cho rất nhiều bà con phải đau đầu vì bệnh rệp sáp

Rệp sáp gây hại cho cây cà phê, quả cà phê

Rệp sáp gây hại cho cây cà phê, quả cà phê

6.Cách xử lý khi bị rệp sáp tấn công cây trồng

Để có thể hạn chế được bệnh rệp sáp tấn công cây trồng của bà con, bà con cần tiến hành xử lý tốt khâu làm đất, nước, không khí, chất dinh dưỡng trước khi trồng là điều cực kỳ quan trọng. Khi bà con cải tạo đất tốt, đất phơi khô, để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh. Đối với vùng đất cao như đồi núi, bà con nên tiến hành  thu gom và tiêu hủy lá bị vàng và bệnh, dùng lửa để đốt cháy hết là giải pháp tốt nhất.

  • Trường hợp khu vườn bị rệp sáp tấn công, bà con nên tiến hành xử lý các bước như sau:
  • Không trồng xen kẽ cây ăn trái với loại cây trồng khác mà rệp sáp dễ tấn công
  • Khi thấy cây bị bệnh bà con có thể dùng vòi nước dưới áp lực lớn để xịt, loại bỏ ổ bệnh bám trên cây
  • Sử dụng các loại thiên địch như ong, kiến vàng, bọ rùa để xử lý rệp một cách nhanh gọn.
  • Thường xuyên dọn dẹp lại khu vườn cho quang đãng, thông thoáng nhất.
  • Nếu nặng hơn nữa ta có thể dùng tới các loại thuốc đặc trị rệp sáp.

7. 8 loại thuốc đặc trị bệnh rệp sáp

Để có thể phòng trừ và tiêu diệt sạch hoàn toàn bệnh rệp sáp, ta cần tới loại thuốc đặc trị rệp sáp sinh học, trên thị trường đang có loại sau đây giúp đặc trị bệnh rệp sáp khá là tốt: MOVENTO 150OD, ANBOOM 40EC hoặc một số loại thuốc có tính lưu dẫn như thuốc có hoạt chất: Imidacloprid, Chlopyrifos để phun hàng ngày.

7.1.Thuốc Applaud 10WP Đặc trị rệp sáp

Thuốc Applaud 10WP Đặc trị rệp sáp

Thuốc Applaud 10WP Đặc trị rệp sáp

Tên thương mại:    APPLAUD 10WP

Hoạt chất:    Buprofezin 100g/l

Qui cách:    Gói 100 g, thùng 100 gói (# 10 kg)

Độ độc:    Nhóm độc IV

Cơ chế tác động:    –Tác động tiếp xúc.

Applaud 10WP có công dụng đặc trị rệp sáp, rầy nâu trên các loại cây rất hiệu quả. Tác động của thuốc ngăn cản quá trình lột xác của ấu trùng, làm giảm sự đẻ trứng, gây cho con bệnh bị mất nước và chết.

Liều lượng sử dụng:

Liều lượng pha 0,8-1 kg/ha

Liều lượng phun 400-500 lít nước/ha

Nên phun khi rệp, rầy còn non, mật độ thưa.

7.2.Thuốc Mospilan 3EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Mospilan 3EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Mospilan 3EC Đặc trị rệp sáp

Bông vải: (Rầy xanh) liều lượng :0,6 – 0,9 lít/ha. Lượng nước phun: 400 – 500 lít/ha

Cà phê: (Rệp sáp) liều lượng: 0,5 – 1 lít/ha. Liều lượng phun: 400 – 600 lít/ha

Lúa: (Rầy nâu, Rầy lưng trắng) liều lượng: 3,33 lít/ha. Liều lượng phun: 400 – 600 lít/ha

Lượng nước phun: 30-56ml/bình 25 lít

Thời gian phun: Phun khi bệnh còn nhẹ.

7.3.Thuốc Wellof 330 EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Wellof 330 EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Wellof 330 EC Đặc trị rệp sáp

Chlorpyrifos: Ức chế men acetylcholinesterase gây tích lũy chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine gây rối loạn hệ thần kinh và tê liệt.

-Fipronil: Ức chế kênh GABA ở hệ thần kinh trung ương, phá hủy thụ thể GABA bằng cách ngăn chặn sự hấp thu ion chloride làm vượt quá sự kích thích thần kinh và chết.

Nhà sản xuất: Sabero Organics Gujarat Ltd. (Ấn Độ)

Thuốc Wellof 330 EC có hai hoạt chất Chlopyrifos Ethyl + Fipronil là 330g/lít và Wellof 3GR, có khả năng trị bệnh theo 4 con đường tiếp xúc – vị độc – xông hơi – lưu dẫn.

Liều lượng đặc trị:

1,2 kg/1.000 m2, phun trên cây lúa với liều 0,8 – 1 lít/ha

Pha 40 – 50 ml thuốc/bình 16 lít nước.

Ngoài ra trị bệnh rệp sáp rễ trên cây tiêu với liều lượng thuốc 20 -25 gr/gốc.

7.4.Thuốc Termicide 40EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Termicide 40EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Termicide 40EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Termicide 40EC có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (min 94 %) đặc trừ rệp sáp trên cây cà phê, tác động của thuốc qua cách tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi; không có tính nội hấp

Liều lượng: 0.2 – 0.3%, phun ướt đều cây trồng khi mật độ rệp khoảng 5-7 con/ chùm quả …

7.5.Thuốc Mãnh hổ 750 (Vk.Sudan 750EC) Đặc trị rệp sáp

Thành phần thuốc là: Alpha-cypermethrin: 50 g/lít và Chlorpyrifos Ethtyl: 700 g/lít.

Công dụng: Đặc trị rệp sáp hại cà phê

Liều lượng thuốc: 0.07%

Liều lượng pha: Pha 20ml thuốc cho bình 20 lít nước

Cách phun: Phun ướt đều cây trồng khi mật độ rệp sáp là 5-7 con/ chùm quả.

Thời gian cách ly: 14 ngày

7.6.Thuốc Dragon 585EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Dragon 585EC Đặc trị rệp sáp

Thuốc Dragon 585EC Đặc trị rệp sáp

Dragon 585EC dạng lỏng đóng chai 100ml

Hoạt chất thuốc: Cypermethrin 5.5%, Chlorpyriphos Ethyl 53%, Chất phụ gia 41.5%

Cách dùng: Pha phối thuốc cho tăng hiệu lực thuốc như sau:

Pha Dragon với dầu khoáng Sk Enspray 585EC

Pha Dragon với Butyl

Liều lượng pha: 4-6ml/bình 8 lít phun trên 1000m2

7.7.Thuốc  MARSHAL 200SC Đặc trị rệp sáp

Thuốc  MARSHAL 200SC Đặc trị rệp sáp

Thuốc  MARSHAL 200SC Đặc trị rệp sáp

Thành phần của thuốc MARSHAL 200SC là hoạt chất Carbosulfan 200g/l.

Quy cách đóng gói mỗi gói là 500ml

Công dụng của thuốc: Chuyên trị rệp sáp hại cà phê, đục thân, rầy nâu hại lúa.

Cách sử dụng:

Trị bệnh sâu đục thân trên lúa: Pha 15 -20ml/8 lít

Trị bệnh rầy nâu trên lúa: Phan 10-15ml/8lit

Trị rệp sáp trên cây cà phê: 15-20ml/8 lít

Lượng nước phun cho mỗi lần phun là từ 400- 600 lít/ha

Lưu ý là thời điểm khi mới thấy sâu non xuất hiện thì phải phun thuốc ngay để trị bệnh có hiệu quả. Đối với sâu hại lúa thì phải phun 5-7 ngày sau khi thấy bướm nở rộ.

Thời gian cách ly sau mỗi lần phun thuốc là 7 ngày.

7.8.Thuốc  MOVENTO 150OD Đặc trị rệp sáp

Thuốc  MOVENTO 150OD Đặc trị rệp sáp

Thuốc  MOVENTO 150OD Đặc trị rệp sáp

Thuốc MOVENTO 150OD có thành phần là Spirotetramat: 150 g/L

Quy cách đóng chai: Chai 100ml

Công dụng của thuốc:

Trị bệnh rệp sáp trên cây cà phê, cam, tiêu. Trị bệnh rệp muội trên bắp cải và bọ trĩ trên chè.

Đặc điểm của thuốc là có khả năng tìm diệt côn trùng gây hại ấn núp hoặc tiêu diệt ngay từ khi còn trong trứng. Thuốc không hề gây hại cho kiến vào, bảo vệ địch thủ của sâu bệnh nên phù hợp trên các loại cây ăn quả như cam, bưởi, loại cây có múi nói chung. Khả năng dẫn lưu 2 chiều kéo dài nên đặc trị các loại con trùng chuyên hút chích nhựa sống của cây.

Cách sử dụng:

Liều lượng pha cho cà phê, cam, bưởi: 16ml/ bình 16 lit

Liều lượng pha trị bọ trĩ trên chè: 15-25ml/ bình 16 lít

Liều lượng phun : Trên cây có múi phun ướt đẫm hết lá và thân cây, phun trên bắp cải 400l/ha, trên chè 400-800l/ha

Lưu ý khi sử dụng

con rệp sáp có thể dễ dàng nhận thấy trên cây trồng nên tùy vào mật độ của chúng mà sử dụng thuốc khi đến ngưỡng nhất định. Tuân thủ nguyên tắc khi đến ngưỡng tức là mức độ bằng này con sẽ làm giảm năng suất cây trồng. Không dùng tràn lan làm ảnh hưởng đến thiên địch, côn trùng có lợi.

Từ khóa:
Bài viết liên quan