Trang chủ » Hoa lan » Phân thuốc chăm lan » Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa: Quy trình xử lý bệnh hại

Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa: Quy trình xử lý bệnh hại

Chăm sóc cây hoa lan vào mùa mưa và phòng tránh sâu bệnh hại cho cây hoa lan vào mùa mưa. thời điểm mùa mưa cây hoa lan sinh trưởng và phát triển rất nhanh, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn khi có nước mưa tưới thường xuyên. Phòng và trị bệnh cho lan vào mùa mưa

Bên trong nước mưa có chứa các hàm lượng khoáng tinh khiết như C, O, H .. có chứa hàm lượng đạm rất cao, giúp cho bộ rễ của cây phát triển nhanh, tuy nhiên nước mưa cũng là tác nhân chính gây bệnh một số loại bệnh trên cây hoa lan. Để có được kiến thức tốt hơn về việc chăm sóc cây hoa lan, ta cần nắm vững được cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hoa lan trong mùa mưa.

1.Chăm sóc cây hoa lan thật khỏe mạnh trước khi mùa mưa tới

Cây hoa lan khỏe mạnh, xanh tốt có sức đề kháng tốt, bộ rễ luôn phát triển, giúp chống lại mọi tác nhân gây bệnh, cây sung mãn là thời điểm không có sâu bệnh nào có thể tấn công cây được, tuy nhiên nếu cây yếu kém phát triển thì sẽ là miếng mồi ngon cho các loài sâu bệnh và nấm hại tấn công cây.

Thiết kế và bố trí giàn lan luôn được thông thoáng, tạo ra không gian tự nhiên và trong khu vườn luôn được thông thoáng sau khi trân mưa kéo dài kết thúc

Bộ rễ của lan rất quan trọng, quyết định sự sinh trưởng của cây hoa lan, bộ rễ khỏe mạnh phát triển, to, khỏe hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây, bộ rễ to khỏe có thể sử dụng các loại phân thuốc như sau: chất điều hòa sinh trưởng Litosen (1ml) + NPK 20-20-20 hoặc 19-31-17 (0,5g) + phân bón tảo biển Seasol (1ml) pha với 1 lít nước sạch rồi phun đều lên cây. Seasol với hàm lượng đạm hữu cơ cao kết hợp với NPK có hàm lượng lân cao giúp cây hấp thu đạm một cách hữu hiệu hơn, đồng thời Litosen sẽ giúp phân bố dinh dưỡng đồng đều để cây hấp thu một cách tốt nhất.

Phân hữu cơ bao gồm các loại như: phân trùm quế, phân dê, phần bò, phân trâu, với các loại phân hữu cơ, nguồn dinh dưỡng giúp cho cây luôn được khỏe mạnh, phát triển về lâu dài, thời điểm mưa nhiều loại phân hữu cơ sẽ phát huy tác dụng vốn có của nó, giúp cho cây luôn được khỏe mạnh.

Phòng và trị bệnh cho lan vào mùa mưa loại thuốc nào trừ nấm

BỆNH DO VI KHUẨN XÂM NHẬP TRÊN PHONG LAN

2. 5 loại sâu bệnh thường thấy trên cây lan vào mùa mưa

2.1.Phòng bệnh thối nhũn trên cây hoa lan vào mùa mưa

Bệnh thối nhũn rất thường gặp trên cây hoa lan vào mùa mưa, bệnh do vi khuẩn Erwinia Carotovola xâm nhập qua các vết thương cơ giới trên cây. Bệnh lây lan rất nhanh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, gây thiệt hại rất lớn cho người chơi lan.

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng: trên lá cây thường xuất hiện trên đốm nhỏ như bị bỏng nước, khi mưa thường xuyên, đốm nhỏ thường lan dần dần, lá cây chuyển sang màu vàng và nặng hơn cây bị thối nhũn luôn. Bộ rễ cây chuyển sang màu vàng nâu và có thể nặng hơn chính là bị thối đen.

2.2.Biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn

Để hạn chế bệnh thối nhũn, khu vườn thường xuyên được dọn sạch và thông thoáng, giá thể thoát nước tốt, nếu còn ẩm thì không nên tưới

Cung cấp vừa đủ các chất dinh dưỡng như phân NPK và các loại nguyên tố trung vi lượng để cho cây hoa lan cân bằng và phát triển khỏe mạnh.

Kiểm soát tốt loại con trùng thường xuyên mò vào khu vườn, tiến hành loại bỏ thật sớm để hạn chế mầm bệnh phát triển.

Tiến hành phun thuốc với liều lượng thấp trước khi mùa mưa, doạn sạch các mầm bệnh có nguy cơ phát triển, sử dụng các loại thuốc như: Physan lạnh, Poner – 40TB, Marthian 90SP, Actreptocin

Cây hoa lan bị bệnh thì cần phải ngưng hẳn việc tưới nước cho cây, ngưng bón phân có hàm lượng đạm cao, tránh cho việc cây lan ra các cây khác, tiến hành tách riêng cây bị bệnh ra ngoài để chăm sóc và phòng bệnh/

Phun phòng bệnh: Dùng 1 viên Actreptocin super 40TB (thuốc có hoạt chất streptomycin) + 2 viên Tetracyclin (có thể mua tại các nhà bán thuốc tây) pha với 12 lít nước sạch rồi mang đi phun.

Phun trị bệnh: phun lúc cây vừa chớm bệnh để đạt hiệu quả cao. Dùng 1 viên Actreptocin super 40TB + 1 viên Pinicilin (có thể mua tại các nhà bán thuốc tây) pha với 10 lít nước sạch rồi mang đi phun. Vết bệnh khô rất nhanh ngay sau lần phun đầu tiên do tác động 2 chiều của thuốc, Actreptocin super 40TB với tác động kháng nội không cho bệnh phát tán bên trong tế bào kết hợp với thuốc kháng sinh Pinicilin với tác động kháng ngoại không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, một sự kết hợp hoàn hảo giúp chặn đứng bệnh.

Khi vết bệnh đã khô hẳn, dùng thuốc trừ bệnh Nano Kito với hoạt chất Chitosan kết hợp với nano bạc để phun, cây nhanh phục hồi vết bệnh nhanh kéo da non và nhanh lành hơn.

Phòng và trị bệnh cho lan vào mùa mưa loại thuốc nào trừ nấm

Phòng và trị bệnh cho lan vào mùa mưa loại thuốc nào trừ nấm

2.3.Phòng bệnh đốm nâu cho cây hoa lan vào đầu mùa mưa

Bệnh đốm nâu phát triển nhanh hơn khi mùa mưa tới, bệnh do vì khuẩn Pseudomonas gladioii gây ra trên cây hoa lan, bệnh thường phát triển nhanh,chiếc lá và ngọn của cây bị thối nhũn nhanh chóng.

Bệnh đốm nâu ban đầu thấy có vết đốm nhỏ màu nâu xám, ngâm nước, điều kiện xung quanh thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, vết bệnh sẽ lan ra nhanh chóng và lan dần ra cả lá, phần bệnh có cả hiện tượng thối nhũn cũng xuất hiện và thường có mùi hôi khó chịu.

Phòng bệnh đốm nâu trên cây hoa lan: mùa mưa nên nắm bắt các biện pháp phòng bệnh thối nhũn và đốm nâu , giữ cho vườn luôn thông thoáng hạn chế nguồn bệnh lây lan, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cây được khỏe có sức đề kháng tốt,…Sử dụng các loại thuốc đặc trị vi khuẩn để phòng trị tương tự bệnh thối nhũn như: Physan lạnh, Kasumin, Starner, Kin-Kin Bul, Marthian 90SP, Actreptocin,…

Trường hợp nặng hơn thì bệnh thường phân bổ cả 2 mặt lá, triệu chứng ban đầu xuất hiện chấm tròn nhỏ màu nâu xám, xung quanh có vệt bệnh có quần vàng, khi bệnh phát triển nhanh, lá sẽ vàng và nhanh chóng rụng xuống. lá bắt đầu chớm bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như: Daconil, Sosim, Kasumin, Aliette…

loại thuốc nào trừ nấm hiệu quả cho lan trong mùa mưa Phòng và trị bệnh cho lan vào mùa mưa

loại thuốc nào trừ nấm hiệu quả cho lan trong mùa mưa Phòng và trị bệnh cho lan vào mùa mưa

2.4.Phòng bệnh thán thư cho cây hoa lan vào mùa mưa

Bệnh than thư do nấm Colletotrichum gây ra, trong đó 2 loài gây hại phổ biến cho lan nhất là Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici.

Bệnh thán thư xuất hiện đầu tiên trên lá thường là màu nâu hoặc vệt đen, hơi lõm xuống, thường chạy dọc theo lá, bệnh  làm cho bộ lá mất khả năng quang hợp và khô từ từ, khô từ chóp lá vào tới cuống và rụng đi, bệnh càng phát triển mạnh thì sẽ khiến cho cây quang hợp kém, không hấp thu thêm được các chất dinh dưỡng, làm cho cây bị còi cọc và kém phát triển.

Cây bị bệnh thán thư thì cần di chuyển cây tới nơi thoáng mát, tránh mưa để tránh lây ra các cây bên cạnh, sử dụng các loại thuốc đặc trị Polioxin đặc trị bệnh thán thư không gây lại thuốc, Sosim, Anvil, Ridomil Gold,…

2.5.Phòng sâu bệnh hại cây hoa lan vào mùa mưa

Mùa mưa tới ngoài bệnh thường gặp có thể thấy rằng cây lan cũng bị nhiều loài sâu bệnh khác tấn công như sương mai, đốm lá bã trè và cũng có nhiều loại thuốc đặc trị khác như: Daconil, Sosim, Propman Bul, Antracol, Coc85…

ốc sên, các loại sâu bênh ăn lá gây hại khá phổ biến nhất, biểu hiện của cây lan bị đứt bộ rễ dàn dàn, cây lan bị mất rễ thì cây sẽ kém phát triển, ta có thể sử dụng các loại bẫy đơn giản như là bã mồi, hay phun thuốc xịt đề phòng, dệt ốc định kỳ, và các loại bẫy.

– Trong mùa mưa để tăng hiệu lực của thuốc hay tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, khi phun thuốc hoặc phân bạn nên kết hợp với chất lưu dẫn như Thần hổ, Đại bàng… hiệu quả sẽ rất cao

Từ khóa:
Bài viết liên quan