Trang chủ » Hoa lan » Phân thuốc chăm lan » Bệnh thối ngọn trên cây lan, 3 điều cần biết để phòng bệnh

Bệnh thối ngọn trên cây lan, 3 điều cần biết để phòng bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh thối ngọn trên cây lan thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do nấm Sclerotium rolfsii, Sac gây ra khi gặp thời tiết mưa ẩm kéo dài, khi phát hiện bệnh trên cây hoa lan ta cần tiến hành xử lý kịp thời và nhanh chóng, bệnh thường chủ yếu gặp ở cây con

1.Triệu chứng bệnh thối ngọn trên cây lan

Bệnh thối ngọn thường xảy ra khi thời tiết mưa nhiều, khi mưa nhiều độ ẩm tăng cao, bệnh sẽ lan truyền rất nhanh, nấm sẽ sâm nhập vào lá cây và thông qua vết ệnh trước đó có ở cỗ rễ, hoặc phần chồi non, khi bệnh phát triển sẽ làm cho cây hoa lan khô héo, lá vàng, rễ bị khô mục và cây lan sẽ chết dần đi.

Khi cây hoa lan bị bệnh thối ngọn thi thường sẽ chuyển sang màu vàng, thối và sau đó biến hành màu nâu và khô đi, vói điều kiện khí hậu ở Việt Nam thì sẽ thấy bệnh thối ngọn khá là phổ biến.

CARBENZIM 500FL TRỊ NẤM CHO LAN

2.Phòng trừ bệnh thối ngọn

Để giúp giảm thiểu bệnh thối ngọn trên cây hoa lan ta cần làm cho khu vườn thông thoáng hơn và không nên sử dụng chậu hoặc giá thể chưa khử trùng, luôn giữ cây ở nơi cao ráo và hạn chế đất bắn lên, cây con trong quá trình phát triển thường xuyên có mái che trong suốt mùa mưa, tránh ánh nắng trực tiếp, sẽ làm cho cây con dễ bị nhiễm bệnh.

Bệnh thối ngọn là bệnh dễ gặp nhất trên cây hoa lan và cho tới thì chưa có loại thuốc nào đặc trị được nhé, khi trồng thỉ chỉ có cách là phòng thôi và hạn chế tới mức tối đa.

Bệnh nặng thì loại bỏ cây bệnh và giá thể, phơi khô rồi đốt hoặc chôn sâu trong đất. Bệnh nhẹ mới chớm có thể phun hoặc nhún chìm cây và chậu khoảng 30 phút trong thuốc Thiophanate methyl với các tên thương phẩm là Vithi-M-70 BTN, Topsin-M-70 WP, Thio-M 70 WP, Top 70 WP… ở nồng độ 1 – 2 phần ngàn (1-2 gam thuốc trong một lít nước). Phun từ 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày; cũng có thể phun phòng với thuốc và nồng độ nêu trên vào thời điểm bệnh thường phát sinh nặng trong năm; phun 2 – 3 lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Bệnh thối nhũn trên phong lan, phát hiện và thuốc trị kịp thời

Bệnh thối nhũn trên phong lan, phát hiện và thuốc trị kịp thời

3.Bệnh thối đọt trên cây địa lan

Với nguyên nhân rất đơn giản nhưng sẽ mang đến sự kém và chậm phát triển trên cây hoa địa lan vì vậy mà trong quá trình trồng và chăm sóc, cần nắm vững được cách phòng và chăm sóc đúng cách, cân đối giữa tỷ lệ phân bón, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Nguyên nhân dẩn tới bệnh thối đọt trên cây địa lan: là do nấm Phytophtora palmivora gây ra, làm cho các ngọn phong lan bị đen lại và nâu sẫm và không phát triển nữa. nếu bệnh nặng có thể lan xuống thân và có thể làm chết cây.

Nguyên nhân cơ bản cũng do nước đọng lại lâu ở gốc bẹ lá, làm nõn cây bị phá hoại. do đó vào mùa mưa cố tránh không để giọt mưa rơi và đọng lại ở các nõn lá. Cũng như các bệnh khác, cần phát hiện kịp thời và cắt bỏ đi phần bị bệnh và làm khô môi trường quá ẩm ướt xung quanh.

Nếu bệnh có chiều hướng gia tăng, cần phun thuốc để trị. Hòa tan ít bột thuốc Thiram trong vài giọt nước, rồi trát ngay vào chỗ bị bệnh, để cứu chiếc lá đó khỏi bị rụng. Ngoài ra cần xịt thuốc (như các thuốc kể trên) với nồng độ đậm hơn, cách ly cây bệnh khỏi các cây còn lành, và cắt bỏ các phần bị bệnh, nếu có thể (Thiram pha mỗi muỗng cà phê 1 lít nước).

Carbenzim-500fl điều trị thán thư trên phong lan cực hiệu quả

Từ khóa:
Bài viết liên quan