Hoa lan dendro khi phát triển thường có một số các loại bệnh thường xuyên tấn công làm hại cây, để phòng tránh và xử lý kịp thời tất cả các loại bệnh để cho cây sinh trưởng, phát triển tốt cần nắm chắc được các nguồn lây bệnh cho cây, đặc biệt khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng, cây chuẩn bị ra hoa. Để có thể phòng tránh bệnh thường gặp trên cây hoa lan dendro hãy cùng muabancaytrong tìm hiểu cách xử lý kịp thời khi cây mắc bệnh
1.Tổng hợp 8 loại bệnh thường gặp trên cây hoa lan dendro
1.1.Bệnh tối rửa trên cây hoa lan dendro
Bệnh thối rửa do chủ yếu là vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, hay còn được gọi là bệnh thối nâu, bệnh phát triển rất nhanh vào mùa mưa, làm cho cây bị héo úa lá, làm các tế bào của lan kém phát triển dẩn, làm ảnh hưởng tới bộ lá làm cho cây bị thối rửa.
Dấu hiệu nhận biết: khi thấy lá cây xuất hiện các vết có màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước và có các vết đậm dần lên trên, có khi lan cả ra giả hành lan. Nếu bạn đến gân có thể ngửi thấy mùi gây khó chịu.
Cách xử lý khi cây bị bệnh: cần tách chậu lan bị bệnh ra khỏi khu vườn, cắt bỏ toàn bộ lá bị hỏng, nếu cây bị nằng thì liền bỏ luôn cả cây, bỏ luôn giá thể, chỉ cần lấy chậu lại là được.
1.2.Bệnh đốm nâu trên hoa lan dendro
Bệnh đốm nâu do vi khuẩn Curvularia eragrostidis gây ra cho cây hoa lan dendro, khi cây mắc phải bệnh này thì cây sẽ kém phát triển, bệnh lây lan rất nhanh vào mùa mưa, ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ trên cánh hoa lan, sau đó lan dần sang các cánh hoa khác, bệnh phát sinh chủ yếu vào mùa mưa.
Khi mua mưa tới cần che nước mưa cho cây hoa lan phát triển, có thẻ sử dụng mái che để cắt hoàn toàn nước mưa. Nước mưa rất tốt, tuy nhiên nếu mưa quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng khá lớn tới các cây hoa lan dendro.
1.3.Bệnh thối chồi non trên cây hoa lan dendro
Bệnh thối chồi non do vi khuẩn Phytophthora parasitica gây nên tình trạng bệnh, những cây mới ra chồi non, tức là kie con thì những cây thân mẹ, biểu hiện rõ nhất là thấy những chồi non chuyển sang màu nâu, chồi non không phát triển nữa, dần dần héo nhũn đi.
Khi phát hiện thấy cây hoa lan bị như vậy cần lâp tức chuyển chậu cây bị bệnh sang chỗ khác để hạn chế lây lan ra cả khu vườn. Bệnh phát triển trong mùa mưa là chủ yếu. Vì vậy hãy giữ cho khu vườn thông thoáng hơn.
1.4.Bệnh héo thân, héo rễ trên cây lan dendro
Bệnh héo thân, héo rễ thường là do vi khuẩn Sclerotium rolfsii gây ra, khi cây bị nhiễm bệnh thì bộ rễ nhanh chóng lụi tàn, cây không còn sức sống, thân cây cũng nhanh chóng bị héo đi, nếu không kịp thời cứu chữa thì cây sẽ chết đi rất nhanh, bệnh lây lan rất nhanh
Bệnh héo thân, thối rễ rất khó phát hiện, bệnh chủ yếu lây lan trên thân và bộ rễ, nên khi nhìn vào bộ lá của cây thì không có hiện tượng gi cả.
1.5.Bệnh đốm lá trên cây lan dendro
Cây hoa lan dendro bị đốm lá là do vi khuẩn Guignardia spp gây ra trên cây lan. Triệu chứng ban đầu của bệnh là xuất hiện các dấu chấm nhỏ màu đen trên 2 mép lá của cây. Khi bệnh phát triển, chúng sẽ to thành những nốt mụn nhỏ, bệnh nặng hơn sẽ gây nên hiện tượng cây lan bị vàng lá, rụng lá thường xuyên.
Khi phát hiện tới hiện tượng này cần phải xử lý cây lan nhanh chóng, tác chúng ta khỏi khu vườn lan, có thể tiêu huy ngay lập tức.
1.6.Bệnh héo viền lá trên lan dendro
Bệnh héo viền lá diễn ra khá phổ biến trên lan dendro là do vi khuẩn Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh được xem là có các dấu hiệu khó nhận biết nhất, viền xung quanh lá rất mỏng và rất khó để ý khi chúng bị héo, ban đầu thì rất khó để nhận ra, dần chúng sẽ chuyển sang cả bề mặt lá, làm tổn thương bộ lá, các tế bào nhanh chóng bị nhiễm khuẩn, lá chuyển dần sang màu đen.
Khi thấy cây bị héo viền xung quanh lá thì cần chú ý chăm sóc cho thật kỹ lưỡng, phun thuốc phòng các loại nấm bệnh thường xuyên hơn để cho cây nhanh chóng phục hồi sớm hơn.
1.7.Bệnh nấm lá trên cây lan dendro
Khi nói về bệnh nấm lá trên cây thì sẽ có rất nhiều bệnh khác nhau liên quan tới bệnh nấm lá cụ thể như:
bệnh đen thân cây con lan dendro: bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở phần gốc hoặc phần rể của cây, khi cây bị bệnh sẽ chuyển sang màu nâu, làm khô đoạn thân phân gốc và phần rể làm cho cây không thể phát triển được. Lá nhanh chóng chuyển qua màu vàng. Nếu không điều trị kip thời cây sẽ chết trong 2-3 tuần
Bệnh nấm lá gây nên đốm lá lan dendro: khi thấy cây có các hình đốm nhỏ màu xám nâu xuất hiện bên dưới mặt lá thì thường sẽ làm cho bộ lá cây nhanh chóng vàng, rụng xuống, cây sinh trưởng khá kém, làm ảnh hưởng tới khả năng ra hoa.
Bệnh thán thư xuất hiện do nấm lá trên lan dendro: dấu hiệu bệnh thường là những vết tròn nhỏ có màu nâu vàng, xuất hiện ở phần mép lá, chóp lá thậm chí là giữa lá, bệnh phát triển nhanh, nếu không điều trị sớm thì cây sẽ rụng toàn bộ lá.
1.8.Côn trùng gây hại trên cây lan dendro
Các loại côn trùng thường xuyên gây hại trên cây lan dendro như bọ trĩ, nhện đỏ, rệp, sâu xanh, ốc sên và các loài côn trùng khác như chuột và bọ xít.
Bọ trĩ gây hại lan dendro: khi nói về bọ trĩ gây hại trên lan, đây là loài côn trùng nhỏ có màu vàng nhạt, chúng thường xuyên trích hút trên phân lá non, để lại những tổn thương quá lớn cho cây hoa lan, những lá non sau khi bị trích hút thì không còn khả năng sinh trưởng, sẽ chuyển sang màu nâu đen.
Nhện đỏ trích hút lan dendro: khi cây bị nhện đỏ tấn công thì lá cây nhanh chóng chuyển sang màu vàng cam, có khi là màu đỏ, chúng trích hút nhựa cây, làm cây kém phát triển, bệnh phát triển trong điều kiện khô hạn kéo dài.
Rệp hại lan dendro: đây là loại côn trùng khá phổ biến, có thể làm hại bất cứ loại côn trùng nào, chúng thường xuyên trích hút nhựa lá non, chôi non, những nơi bị chúng trích hút sẽ nhanh chóng bị héo, không phát triển được, vì vậy hãy phun thuốc phòng thường xuyên nhé.
Sâu hại lan: có rất nhiều các loài sâu ăn lá như sâu khoang, chúng thường xuyên cắn phá các chồi non, hoa non của lan
ốc sên: ốc sên là loài thường tập trung vào ban đên, với chồi non, rễ non là thường xuyên bị hại nhiều nhất. cần thắp đèn vào ban đêm để xử lý chúng nhanh chóng.
Trong quá trình trồng hoa lan dendro cần phải thường xuyên doạn xung quanh khu vườn, phun các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, nấm , khử xung quanh vườn lan thường xuyên , phun thuốc định kỳ 1 tháng/ lần. Vào mùa mưa thường xuyên khởi thông cống rảnh để nước không bị đọng lại làm cho ruồi muỗi và nhiều loại côn trùng tới cắn phá cây hoa lan.
Khi đã xác định được nguyên nhân cây hoa lan bị bệnh thì cần nắm chắc được các phương pháp xử lý cây hiệu quả hơn, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn