Cây hoa hồng Đà Lạt là giống hoa đẹp, màu sắc đa dạng chăm sóc cây nở quanh năm, cây chăm sóc rất đơn giản, cây phù hợp với hầu hết khí hậu ở Việt Nam, cây có chiều cao khoảng 1m, cây ra hoa liên tục, để chăm sóc cây phát triển ta cần nắm vững được kiến thức chăm sóc cây, giúp cây phát triển.
1.Tìm hiểu cây hồng Đà Lạt
Tên thông thường: Hoa hồng Đà Lạt
Tên khoa học: Rose sp.
Họ thực vật: Rosaceae
Nguồn gốc: từ Đà Lạt.
Cây có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, trắng, vàng, cam, hồng và nhiều màu sắc khác nữa.
Cây sẽ có đặc điểm hình thái của cây dễ dàng nhận dạng nhất
Gốc cây: gốc cây thường khá là cứng và to, có màu xám tối
Rễ: rễ cây thuộc loại rễ cọc và có kèm theo các rễ chum phụ
Thân cây: thân cây thuộc loại thân gỗ với các cành nhánh to nhỏ khác nhau, thân cây có màu xám xanh, trên thân có nhiều gai nhọn, thân thường có xu hướng cao từ 70-90cm, có nhiều cây khi chăm sóc tốt sẽ cao hơn rất nhiều và khi cây chăm sóc kém thì sẽ thấp hơn.
Lá cây: lá cây có hình bầu tròn, màu xanh, phần mép răng cưa, được chia làm 3 lá trên/ cành, có 2 lá chét đói diện nhau ở giữa 1 lá, đó là đặc điểm
Hoa: hoa có cấu trúc cánh xếp đan xen kẻ với nhau chồng lên nhau tạo thành lớp hoa rất đẹp ở giữ có nhụy vàng, khi hoa nở sẽ có dạng xòa, có mùi thơm dễ dịu.
Quả: thường rất nhiều, quả có màu xanh khi còn non, được tạo ra ở phần đế hoa .
Cây ưa nắng và phát triển theo hướng mặt trời mọc
Đất trồng cây thích hợp nhất là đất nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm tốt, có khả năng thoát nước tốt khi thời tiết mua kéo dài. 50% đất sạch; 10% phân bò đã qua xử lý; 40% đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3.
Không khí mát là điều kiện tuyệt vời cho cây phát triển, vì vậy mà khi cây trồng ở khu vực mát mẻ thì sẽ phát triển quanh năm, còn khi trồng ở vùng khác thì cây sẽ phát triển mạnh khi gặp được khí hậu mát mẻ
Cây sinh trưởng và phát triển lâu năm, tuổi thọ cao và ít sâu bệnh, mang đến cho bạn sự khác biệt hoàn toàn.
2.Ý nghĩa của cây hoa hồng Đà Lạt
Cây mang đến vẻ đẹp hoàn hảo nhất, cây mang đến màu sắc khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau,
Hoa hồng màu trắng: biểu tượng cho sự thanh khiết
Hoa hồng màu đỏ: hoa màu đỏ tượng trưng cho tình yêu đẹp, luôn nồng cháy, đỏ thắm và còn nhiều màu sắc khác nhau nữa.
3.Tổng hợp 8 bước quan trọng khi trồng hoa hồng Đà Lạt
3.1.Bước1: chọn đất phù hợp cho cây hoa hồng
Để cho cây phát triển và ra hoa nhiều ta nên lựa chọn đất có nhiều thành phần thịt, đất pha cát là loại đất thích hợp nhất giúp cho cây phát triển tốt, đất tơi xốp có khả năng thoát nước tốt, giúp cho bộ rễ của cây phát triển tốt hơn.
Để giúp cho đất thêm tơi xốp ta có thể tiến hành trộn thêm các nguyên liệu khác như : 50% đất,+10% phân bò đã qua xử lý+ 40% đất phù sa màu mỡ
3.2.Bước 2: lựa chọn chậu trồng hoa hồng Đà Lạt
Nếu như ta lựa chọn trồng ở trong khu vườn thì có thể bỏ qua bước này, còn đối với trồng chậu thì bạn nên lựa chọn chậu cây phù hợp, chậu có lỗ thoát nước tốt.
Đổ đất vào trong chậu khoảng 2/3 là phù hợp.
3.3.Bước 3: chuẩn bị cây giống
Cây giống ta nên mua ở trung tâm cây giống, lựa chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh và có sức sinh trưởng tốt, thân cây cứng cáp và có màu sắc hoa phù hợp với bạn yêu thích.
Thời điểm ta có thể trồng cây vào mùa xuân hoặc mùa thu, ở thời điểm này sẽ thích hợp cho việc trồng và chăm sóc cây, giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
3.4.Bước 4: trồng cây hoa hồng Đà Lạt
Khi đã lựa chọn được chậu cây đẹp và khỏe mạnh ta tiến hành trồng cây vào chậu đã chuẩn bị trước đó, ta tiến hành xé rách bầu đất và cho cây vào trong giữ chậu, rôi định vị cho cây đứng và dùng tay lấp đất lại và định vị cây cho thẳng đứng.
Tùy theo diện tích đất mà bạn có, nếu như trồng ở khu vực rộng lớn ta có thể trồng với khoảng cách là 25-40cm/ cây.
Sau khi trồng xong ta tiến hành sử dụng các chất kích thích ra rễ, giúp cho cây tăng trưởng và phát triển bộ rễ của mình.
Sau khoảng 1 tuần ta sẽ thấy cây bắt đầu ra chiếc lá đầu tiên, để cho cây phát triển tốt hơn ta có thể sử dụng chất kích thích ra rễ như Atonik để giúp cho cây phát triển thuận lợi và khỏe mạnh hơn.
3.5.Bước 5: Cách chăm sóc cây hoa hồng Đà Lạt
Đê cho cây phát triển tốt và khỏe mạnh ta cần chú ý tới điều kiện sau để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Ánh sáng: cây là giống cây rất cần ánh sáng để phát triển, ta nên trông cây theo hướng ánh sáng mặ trời, vào buổi sáng, để giúp cây phát triên khỏe mạnh hơn.
Nước tưới: cây ưa ẩm, tuy nhiên ta cần lựa chọn thời điểm, nếu khu vườn quá ẩm thì sẽ gây nên loại bệnh tấn công cây, ta nên tưới nước với liều lương vừa đủ, cho cây hấp thụ tốt.
Phân bón: bón phân trong quá trình cây phát triển là rất quan trọng, sau khoảng hơn 1 tháng khi cây phát triển ta có thể dùng các loại phân như phân hứu cơ, để thúc đẩy sự phát triển của cây hoa hồng.
Sau khoảng 2 tháng đầu ta nên bón thúc lần 2, lần này sử dụng phân bón tổng hợp NPK với liều lượng tùy vào diện tích mà bạn trồng
Ta có thể bón thúc cho cây sau mỗi lần ta tỉa canh nhánh cho cây, giúp cho cây phục hồi và phát triển khỏe mạnh hơn: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.
Khi hồng ở giai đoạn 6 tháng lúc dóa chúng ta bón 30 ngày/1 lần ,5-2kg MgSO4/1.000m2 pha trộn với phân NPK. Có thể bón theo hình thức bón gốc hoặc hòa ra và phun với 0,45% nồng độ bón qua lá.
3.6.Bước 6: Phòng trừ bệnh phấn trắng
Biểu hiện: bệnh phấn trắng thường xuất hiện trên các cành lá lon, lá bánh tẻ và trên nụ hoa, bệnh xuất hiện với các bột màu trắng, sờ vào sẽ thấy có độ ẩm và không bay ra khỏi lá, bệnh phát triển rất nhanh.
Khi bệnh phát triển sẽ lảm anh hưởng tới lá cây, làm giảm quang hợp và trao đổi chất của cây, làm cho cây kém phát triển và có thể làm cho hoa bị rụng.
Ta có thể sử dụng thuốc Score 250 ND hoặc Anvil 5SC để đặc trị bệnh phấn trắng
3.7.Bước 7: Bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng Đà Lạt
Biểu hiện:ta thấy xuất hiện nhiều hơn các chấm màu vàng cam, tương tự như màu gỉ sắt, chủ yếu là ở phần mặt dưới của lá.
chiếc lá sẽ bị cháy nhanh chóng và làm rụng lá hàng loạt làm ảnh hưởng tới khả năng ra hoa của cây, cây sẽ trở nên còi cọc hơn, hoa ít dần đi, nếu nặng có thể làm cho cây chết
Ta có thể dùng thuốc : Kocide 10, Vimonyl 72 BTN , Daconil 500 SC. Để đặc trị bệnh gỉ sắt.
3.8.Bước 8: Bệnh đốm đen ở hoa hồng Đà Lạt
Dấu hiệu: bệnh thường xuất hiện dưới hình thức là đốm đen nhỏ ơ dưới mặt lá và lan ra rất nhanh, khi các vết đốm lan ra tới đâu thì xung quanh lá sẽ có màu vàng và màu đen tới đó.
Lá sẽ rụng rất nhanh và vàng úa, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, làm cho cây bị rụng lá hàng loạt
Ta có thể sử dụng thuốc: Daconil 500 SC 25; Đồng ôxyclorua 30 BTN, Anvil 5SC.