Cây hoa hồng cổ nam định được biết đến nhiều là giống hoa hồng hiếm có , hoa có màu trắng hồng đặc trưng của vùng đất nam định, bên cạnh đó khi trồng cây hoa hồng cổ nam định ở vùng đất khác sẽ có màu trắng tinh khôi tạo nên điểm khác lạ của dòng hồng này, dòng hồng cổ nam định còn có tên gọi là hoa hồng bạch nam định.
Để có thể hiểu được rõ hơn về điểm khác biệt nào đã tạo nên vẻ đẹp của cây hoa hồng cổ nam định hãy cùng muabancaytrong tìm hiểu chi tiết hơn về cách chăm sóc cũng như là làm sao để cây hoa hồng nam định ra nhiều hoa hơn.
1.Đặc điểm cây hoa hồng cổ nam định
Hoa hồng cổ nam định được biết đến là giống hoa hồng thân bụi, có phân thành nhiều cành nhánh khác nhau, cây có chiều cao từ 1-2m và có tán rộng tương đương với chiều cao của cây.
Khi chăm sóc cây cần thường xuyên cắt tỉa để hạn chế độ cao của cây. Lá cây có màu xanh đậm, xanh quanh năm, cây khá là ít thay lá, thường lá già mới rụng xuống, lá thuôn dài, viền lá có răng cưa, thân cây thân mềm hóa gỗ.
Cây hoa hồng cổ nam định có màu hoa trắng tinh khiết, hoa thường nở giống như búp kiểu như cổ điển, khi cánh hoa đầu tiên nở ra sẽ giống như là cánh hoa sen đẹp nhất, kích thước hoa rất lớn, bông hoa có thể to tới 7cm vào mùa đông hoa còn có thể đạt kích thước lớn hơn, cánh hoa sếp đều lên nhau tới 50 cánh hoa.
Cây hoa hồng cổ nam định khi nở hoa sẽ có mùi thơm dễ chịu, khi trồng cây trước nhà, bông hoa nở sẽ lan tỏa mùi thơm khắp khu nhà . Hoa nở lâu tàn, hoa nở liên tục kéo dài 1 tuần, vào mùa đông hoa có thể nở tới 15 ngày liên tục, hoa ra quanh năm.
1.1.Vị trí trồng cây hoa hồng cổ nam định
Cây hoa hồng cổ nam định rất khỏe, cây phát triển nhanh, vì vậy nên trồng trước lối vào nhà sẽ rất tuyệt vời khi cây nở hoa, ngôi nhà sẽ như là một thiên đường hoàn toàn khác lạ.
Nên trồng cây xung quanh nhà, trước ban công sẽ rất tuyệt vời khi bông hoa nở vào mỗi buổi sáng, hương thơm lan tỏa vào ngôi nhà, bông hoa nở nhiều sẽ như một khu vườn cổ tích trong ngôi nhà.
2.Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ nam định
Hoa hồng cổ nam định có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trừ nhưng loại đất nhiều kẽm, đất chua thì cây sẽ không sinh trưởng được, để cho cây sinh trưởng tốt cần lựa chọn đất có nhiều chất dinh dưỡng để cây ra nhiều hoa nhất, đất cao ráo, có khả năng thoát nước cao, cây sinh trưởng tốt hơn sẽ ra nhiều hoa hơn.
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây hoa hồng cổ nam định là từ tháng 2-4 hàng năm, vào mùa xuân cây phát triển rất tốt thì nên nhân giống, cây sẽ phát triển khá nhanh, ít công chăm sóc.
Khi chăm sóc cây hồng nam định không cần chăm quá kỹ và không cần tưới nước quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây, thời điểm nắng nóng cần bổ sung thêm nước và đồng thời che thêm lưới tán nhiệt giúp cây không bị quá nắng sẽ làm ảnh hưởng tới bộ lá của cây. Khi ngày trời mưa thì không nên tưới nước, nên khơi nước ra khỏi gốc để hạn chế bị ngập nước.
Phân bón khi trồng cần bón lót trước khi trồng để cây phát triển ổn định, khi bón lót có thể bón các loại phân chuồng hoai mục đã ủ sẵn , kèm thêm các loại phân bón khác để tăng thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng tốt hơn.
Sau khoảng 1 năm đầu thì tới năm thứ 2 mới cần bổ sung thêm phân bón, có thể bón thêm các loại phân tan chậm, phân NPK, phân vi sinh để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
Cây hồng cổ nam định là giống có thể chịu lạnh khá tốt, cây phù hợp với khí hậu mát mẻ, thời điểm mùa đông là mùa sinh trưởng của cây, mùa hè cây sẽ kém phát triển hơn.
Thường xuyên cắt tỉa cho cây thông thoáng, cắt bỏ đi cành già, cành ra hoa nhỏ, cành đã ra hoa rồi, giúp cho cây tập trung dinh dưỡng cho cành khác, hoa sẽ mập hơn.
3.Cách phòng ngừa sâu bệnh hại cây hoa hông
Khi sinh trưởng sẽ có một số loại sâu bệnh tấn công cây, để hạn chế sâu bệnh tấn công thì trong quá trình chăm sóc cần chú ý tới sự thông thoáng của khu vườn, độ ẩm, lượng phân bón, thường xuyên tỉa cành, dọn sạch thường xuyên để tạo sự thông thoáng cho cây phát triển, điều này sẽ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh.
Các loại sâu bệnh chủ yếu trên cây hồng cổ : rệp sáp, nhện đỏ, sâu xanh, bọ trĩ và nhiều loài côn trùng khác, các loại sâu bệnh gây hại chủ yếu trên lá cây, vì vậy khi chăm sóc cần chú ý tới bộ lá có dấu hiệu vàng hoặc bị sâu ăn lá không.