Các loài côn trùng gây hại cho cây hoa hồng, khi chăm sóc cây phát triển tốt , ra nhiều hoa luôn là điều mà hầu như ai cũng mong muốn điều đó, nhưng trong quá trình trồng và chăm sóc, không ít loài sâu hại thường xuyên ăn lá, ăn nụ, làm cho cây chậm lớn và kém phát triển vì vậy cần có được biện pháp và giải pháp giúp cây hoa hồng tránh được loài côn trùng gây hại cho cây.
1.Tổng hợp 5 loài côn trùng gây hại cho hoa hồng
1.1..Sâu ăn lá cây hoa hồng Spodoptera litura Fabricius
Có rất nhiều loại sâu ăn lá cây hoa hồng, nhưng chủ yếu là loài sâu khoang, hay còn gọi là sau ăn tạp vì chúng ăn bất cứ loài lá nào mà khi chúng lớn lên, chúng thường gây hại chủ yếu về đêm, còn ban ngày chúng chuôi xuống đất để lẩn tránh.
Trứng sâu khoang thường xuất hiện ở phía dưới bề mặt lá có màu vàng tro. Khi lật lá lên là nhìn thấy rất rõ.
Trên cơ thể của sâu khoang thường có 4 sọc màu vàng cam, 2 sọc nằm trên lưng và 2 sọc nằm bên hông, riêng phần bụng của chúng có màu vàng nhạt hơn trên phần lưng .
Khi sâu khoang nở chúng phát triển rất nhanh, vòng đời của sâu khoảng khoảng từ 25-48 ngày.
Mỗi lần con cái đẻ khoảng 500 trứng/ con và chúng phát triển rất nhanh vì vậy cần phải có biện pháp xử lý kịp thời trước tốc độ ăn lá của chú sâu non
- – Trứng sâu: 3 – 7 ngày
- – Sâu non: 12 – 27 ngày
- – Nhộng: 8-10 ngày
- – Trưởng thành: 2 – 4 ngày
Sau khi phát hiện, có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để diệt trừ nhanh gọn hơn.
Sâu ăn lá cây hoa hồng Spodoptera litura Fabricius
1.2.Bọ cánh cứng ăn lá cây hoa hồng
Vào thời điểm mùa mưa, khi bộ lá của cây phát triển thì xuất hiện con bọ cánh cứng, chúng ăn lá, ăn nụ và ăn hoa cây hoa hồng, chúng thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, khi ban ngày đi ra vườn, sẽ thấy lá cây hoa hồng sẽ mất đi nhất nhiều, bị cắn với số lượng lớn.
Ngoài ra bọ cánh cứng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ các loài rau cho tới hoa thì đều là nguồn thức ăn của chúng.
Bọ cánh cứng có tên Adoretus sinicus, chúng có nguồn gốc từ các nước nhật bản và đài loan, chúng gần như xuất hiện ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Chúng sinh trưởng rất nhanh. Bọ cánh cứng thường xuất hiện vào ban đêm từ khoảng 7h tối đến 9h tối. chúng bay thành từng đàn, chúng sẽ đậu lên chiếc lá của cây hoa hồng ăn rất nhanh, vào tuổi tối ta nên đi kiểm tra xem khu vườn có bị hiện tượng lá bị ăn không nhé
Lá chúng ăn tập trung vào lá còn non, không quá già, chúng chỉ ăn 1 phần lá thôi. Nếu chúng ăn hết phần lá non sẽ tiếp đến phần nụ còn con của cây hoa.
Khi phát hiện thì có thể tiến hành bắt bằng tay, hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun vào chiều tối. khi thấy mùi chúng sẽ không ăn nữa và bỏ đi.
Bọ cánh cứng ăn lá cây hoa hồng
1.3.ốc sên gây hại cây hoa hồng
ốc sên thường xuất hiện nhiều khi mùa mưa tới.đây cũng được xem là loài có tốc độ gây hại rất nhanh, với số lượng lớn. khi trời mưa thì chúng bò ra ngoài rất nhiều,
chúng thường phát triển với tốc độ rất nhanh vì vậy mà nên thường xuyên doạn quang xung quanh khu vườn, hạn chế nhiều cây bụi dậm, thường là nơi trú ngụ của chúng.
Cách đơn giản nhất là nên bắt bằng tay, nếu số lượng lớn quá thì ta có thể sử dụng loại thuốc đặc trị ốc sên để phun, nhằm hạn chế khả năng phá hoại trên cây hoa hồng của chúng.
Loại thuốc này có mùi đặc trưng, ngay khi vừa rải, ốc bắt được mùi bò lại các viên thuốc và lăn ra chết
Bả ốc tỏ ra rất hiệu quả, Sau vài giờ thì ốc sên đã chết rất nhiều phía trên lớp phân rơm trồng hồng
ốc sên gây hại cây hoa hồng
1.4.Sâu đục thân gây hại trên cây hoa hồng
Khi nói tới vấn đề về sâu đục thân thì bất cứ ai cũng phải đau đầu vì con sâu này vì đơn giản một điều rằng chúng rất khó bị tiêu diệt, vì có khi phun thuộc thì chúng cũng không thể chết được vì nó nằm trong thân của cây hoa hồng.
Khi cây bị sâu đụng thân ăn vào bên trong thân, thân của cây sẽ bị héo và khô lại, tuy nhiên vì số lượng không nhiều nên ta có thể dễ dàng phát hiện và loại bỏ chúng được
Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết một cành hồng đã bị sâu đục thân gây hại là phần ngọn, đọt non, hoặc một phần thân cây hoa hồng bỗng nhiên héo rũ, sau đó khô hẳn.
Phần ngọn cây hồng bỗng nhiên héo rũ, dù bên dưới lá vẫn xanh, đây là dấu hiệu có thể cành hồng này đã bị sâu đục ẩn nấp bên trong thân cành hồng này gây hại.
Nghiêm trọng hơn có thể gần như cả một cành hồng to lớn chuyển từ màu vàng sang nâu nhanh chóng, trong khi các cành còn lại vẫn khỏe mạnh. Có thể sâu đục thân đã cắn hư cành hồng này đến phần gần gốc!
Khi cắt phần thân khô héo, sẽ thấy phần ruột bọng rỗng, nếu “may mắn”, bạn sẽ thấy luôn con sâu!
Có thể xuất hiện sau khi cắt tỉa cành nhánh, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm. Vườn tôi năm nay ít chăm sóc nên tình trạng sâu đục thân trên cây hồng gây hại nhiều hơn hẳn.
Khi gặp sâu đục thân cây hại cho cây hồng, tôi thường cắt tỉa thân cây hồng tại cành bị sâu gây hại, cắt dần xuống, bỏ hết phần thân bọng rỗng, cắt thấp xuống đến điểm có phần lõi đặc, vững chắc. Bằng cách này, tôi có thể lấy ấu trùng sâu ra khỏi thân cây hồng. Phần thân cây hồng bọng rỗng bên trên trước sau gì cũng bị chết khô.
Sâu đục thân gây hại trên cây hoa hồng
1.5.Con cuống chiếu ăn rễ của cây hoa hồng
Thật là khó nhận ra vì con cuống chiếu nhỏ nhắn xinh xắn lại đi gây hại cho loài cây chăm bón hàng ngày , trên thế giới, cuống chiếu có rất nhiều loài khác nhau, có thể lên tới khoảng hơn 10.000 loài khác nhau, ở Việt Nam cũng đã có tới vài loài rồi vì tôi chưa đi nhiều địa phương nên cũng không nắm rõ là ở địa phương đó có loại cuống chiếu khác không nữa.
Riêng đối với tôi, trong lúc chăm sóc các cây hoa hồng trồng chậu ở vườn, khi thấy cuốn chiếu xuất hiện nhiều là dấu hiệu có thể có 1 một con vật còn nguy hiểm hơn là cuốn chiếu đó là các con sùng đất. Sùng làm cho đất trồng hoa hồng mục rửa một cách nhanh chóng-> làm đất không còn tơi xốp -> thoát nước kém -> làm cho cây hồng cực kì chậm phát triển.
Cuốn chiếu đối đối với cây hoa hồng, như đã đề cập ở trên, cuốn chiếu có thể ăn rễ non hoặc là chồi non khi nguồn thức ăn chúng dần cạn kiệt.
Vào sáng sớm hoặc khi chiều mát: khi chúng nằm trên bề mặt đất, bề mặt chậu hoa hồng, đôi lúc trốn dưới lá cây, thậm chí bò khắp thân cây hoa hồng. Còn vào lúc ánh mặt trời đã xuất hiện, nắng lên, vào buổi trưa khó lòng mà tìm thấy lũ cuốn chiếu.
Ngay sau khi mưa: sau trận mưa to, khi các chậu hồng ráo nước tôi thấy rằng chúng trồi lên bề mặt chậu khá nhiều (Chắc mưa to nên tụi nó leo lên mặt nước “để tránh bị đuối nước” (^0^) hoặc bị ngộp thở). Thỉnh thoảng, vào ngày khô ráo tôi tưới nước đẫm một số chậu hoa hồng thì lát sau cuốn chiếu cũng trườn lên mặt chậu hoa hồng như khi gặp mưa to.
Ngoài ra, nếu ngay đợt thay chậu cho cây hoa hồng, đổ bỏ toàn bộ đất cũ trong chậu, loại bỏ tất cả các con cuốn chiếu và thay đất mới.
Sử dụng thuốc trừ sâu dạng hạt để diệt cuốn chiếu tốt hơn các loại thuốc trừ sâu dạng lỏng vì loại thuốc dạng hạt tan dần ngấm vào phần giá thể trong chậu hồng, sẽ giết hoàn toàn cuốn chiếu và sùng đất. Sử dụng thuốc trừ sâu dạng lỏng, thuốc nhanh chóng bị rửa trôi sau khi tưới nước cho chậu hồng.
Con cuống chiếu ăn rễ của cây hoa hồng