Hoa hồng điều cổ được nhiều người ưa thích vì đây là dòng hoa hồng sống lâu năm, thân gỗ nhỏ, ra nhiều hoa, cây rất dễ dàng chăm sóc, với các đặc điểm cơ bản của cây thì ai cũng có thể chăm sóc cây ra nhiều hoa được, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách chăm sóc cho cây ra nhiều hoa sau quá trình chăm bón
1.Nguồn gốc của hoa hồng cổ
Cây hoa hồng điều cổ là giống hoa hồng bản địa có từ rất lâu, cây được phân bổ hầu hết các tinh thành ở cả nước, hồng điều cổ xuất hiện từ khá lâu, không ai nắm rõ được thời gian cây xuất hiện.
Ngày nay có khá là nhiều giả thuyết được đưa ra về nguồn gốc chính của cây, có nhiều người cho rằng đây là sản phẩm của sự lai tạo giữa hồng bạch và các dòng hồng khác tạo nên sự khác biệt rõ ràng về đặc tính của cây hồng điều cổ với màu sắc bắt mắt và cuốn hút.
2.Đặc điểm cây hoa hồng điều cổ
Cây hoa hồng điều cổ được biết đến là dòng cây thân bụi, thân hóa gỗ nhỏ, cây sinh trưởng khá tốt, ít sâu bệnh là giống cây sống lâu năm, tuổi thọ của cây có thể lên tới vài chục năm khi chăm sóc cây phát triển tốt.
màu sắc của cây cũng khá là đặc biệt, phần thân cây có màu tím đỏ, không có loài hồng nào có được, thân khá mềm, mảnh hơn so với các loài hoa hồng cổ khác, lá kép, thọn dài, có răng cưa ở phần rìa lá.
cây có bộ rễ chùm, ăn ngang, cây phát triển mạnh, thường bộ rễ sẽ phát triển ngang theo tán cây hoặc rộng hơn tán cây, khi cây sinh trưởng sẽ phát triển khá nhanh bộ rễ.
cây hồng điều cổ có chiều cao từ 1-3m, tán cây có đường kính tương tự như vậy, khi chăm sóc cây tốt, cây phát triển khá nhanh, cần thường xuyên cắt tỉa, tạo cành tán cho cây. khi cây nở hoa, màu sắc của hoa lưu giữ và không bị phai màu dần đi như cây hồng khác hiện trên thị trường, chính vì vậy mà cây hoa hồng điều cổ luôn có sức thu hút rất lớn đối với rất nhiều người.
cây hoa hồng điều cổ với các chậu đẹp
2.1.Màu sắc hoa hồng điều cổ
Cây hoa hồng điều cổ thường có màu sắc khá đẹp, cánh hoa kép, cánh hoa dày đều cụp đều, số lượng cánh từ 20-25 cánh, khi vào mùa đông cây phát triển tốt hơn, số lượng cánh nhiều hơn, hoa cũng to đẹp hơn, số lượng hoa cũng tăng lên đáng kể hơn.
Hoa hồng điều cổ khi được chăm sóc tốt, cây thường cho ra chùm hoa lớn, đẹp màu sắc tươi hơn, còn khi chăm sóc kém thì hoa thường chỉ lẻ bông hoa nhỏ hơn, tạo nên điểm khá là buồn cho ai chăm sóc kém, vì vậy khi chăm sóc cần chú ý vào lượng dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng.
cánh hoa có màu hồng cánh sen khá tươi sáng, hoa nhẹ nhàng, có mùi thơm dễ chịu, hoa nở liên tục quanh năm, độ bền của hoa tùy thuộc vào từng thời gian cụ thể vào mùa hè thì hoa thường nhanh tàn hơn, vào mùa đông thì hoa nở tươi được lâu hơn tầm hơn 1 tuần.
2.2. lợi ích hoa hồng điều cổ
Hoa hồng điều cổ có thể kết lại bó hoa rất đẹp, dành tặng cho người mình yêu thương nhất, ngoài ra hoa có thể sử dụng để cắm thành lọ hoa rất đẹp, để ở góc học tập, phòng khách, bàn ăn là điều ai cũng mong muốn phù hợp.
Nhiều người còn sử dụng cánh hoa hồng điều cổ làm trà, trà sẽ có mùi thơm rất dễ chịu, vị thanh mát.
Nên trồng cây hoa hồng điều cổ ở trước lối đi vào trong ngôi nhà, ban công, khi cây nở hoa sẽ mang đến một bầu không khí trong lành, dễ chịu hơn, luôn thu hút mọi ánh mắt của mọi người với căn nhà .
Cây hoa hồng điều cổ trên thị trường có mức giá vừa phải, khi lựa chọn cây cần chú ý tới: dáng cây và độ lớn của cây, đường kính gốc hợp lý, cây sinh trưởng khỏe mạnh, ra nhiều hoa.
nụ cây hoa hồng điều cổ
3.6 Bước trồng hoa hồng điều cổ ra nhiều hoa
Cây hoa hồng điều cổ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, đất ít chất dinh dưỡng thì cây sẽ cho ra hoa nhỏ hơn, còn đất có nhiều chất dinh dưỡng thì hoa lớn hơn và ra nhiều hoa hơn, khi trồng nên lựa chọn đất có nhiều dinh dưỡng để cây sinh trưởng khỏe mạnh.
3.1.Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Chậu: chậu nhựa hoặc chậu sứ
- Các loại Đất: Kiếm đất thịt, đất pha cát cây đều được.
- Phân bón: có thể phân bỏ, phân gà ủ hoai mục và phân vi sinh
- Trấu đun dở.
Sau khi có đầy đủ các loại nguyên vật liệu cần thiết, nên trộn đều các loại giá thể lại với nhau tạo thành hỗn hợp đất mùn tơi xốp, nên trộn theo tỉ lệ: 5:3:2 điều này sẽ làm cho cây sinh trưởng tốt hơn.
3.2.Bước 2: Trồng cây hoa hồng điều cổ
sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, tiến hành cho giá thể đã trộn vào trong chậu hoặc trong hố, cho 1/2 giá thể vào.
dùng dao sắc hoặc kéo sắc cắt bầu ươm ra, hạn chế bị vỡ vùng, cho bầu ươm cây vào trong hố, cho lượng đất còn lại vào trong hố, định vị cây thẳng đứng và nén chặt đất giúp cho cây có thể đứng vững. dùng vòi nước tưới đẫm xung quanh gốc.
khi mới trồng nên để cây vào chỗ thoáng mái, han chế ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, nếu trồng trong vườn thì nên sử dụng tưới tán xạ để giảm bớt ánh nắng chiều trực tiếp vào cây.
trong khoảng 1 tuần đầu nên tưới nước thường xuyên, kích thích bộ rễ cây phát triển, khi thấy cây đã ổn định mới cho cây tiếp xúc với ánh nắng dần dần và chăm sóc cho cây phát triển.
3.3.Bước 3:Cách chăm sóc hoa hồng điều cổ
Chăm sóc cây cần chú ý tới các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây, đặc biệt là ánh sáng, độ ẩm, phân bón, sâu bệnh sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến cho cây kém phát triển.
Ánh sáng: nên chọn vị trí nào trong khu vườn có nhiều ánh nắng để trồng, nên lựa chọn vị trí có ánh nắng buổi sáng.
Nước tưới: thường xuyên bổ sung nước để tạo độ ẩm cho đất, không nên dể cây kho trong thời gian quá dài sẽ làm cho cây kém phát triển. hạn chế tưới quá nhiều nước, khi trời mưa cần khơi thông xung quanh gốc cây, hạn chế cây bị ngập nước sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây, khiến cho hoa sẽ rụng nhanh, lá sẽ vàng sớm.
3.4.Bước 4.Bón phân cho cây hoa hồng điều cổ
Cây hoa hồng điều cổ cần một lượng chất dinh dưỡng cao trong suốt quá trình cây ra hoa vì vậy hãy nên bón các loại phân hữu cơ, phân xanh, phân vi sinh, phân trùn quế để cho cây phát triển tốt, ra nhiều hoa hơn, ngoài ra có thể kết hợp với các loại phân NPK để giúp cho cây có thêm các chất dinh dưỡng cần thiết giúp hoa tơi lâu hơn và nở nhiều hoa hơn.
3.5.Bước 5.Cắt tỉa cây hồng điều cổ
Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành gầm, cành kém phát triển, cành đã ra hoa. điều này sẽ mang đến cho cây sự thông thoáng, khi cắt tỉa có thể tạo hình dáng cho cây, giúp cho cây ra nhiều hoa hơn.
3.6.Bước 6.Các loại sâu bệnh tấn công
Sâu bệnh thường gặp trên cây hoa hồng điều cổ có các loại sâu đục thân, sâu ăn lá, nấm, rệp, gỉ sắt và bệnh gây hại cho lá cây, trong suốt quá trình chăm sóc cây cần phải chú ý tới các dấu hiệu có thể làm cho cây bị bệnh và kém phát triển.tạo khu vườn trở nên thông thoáng hơn.
bông hoa nở rất đẹp khi mùa xuân đến
nụ hoa hồng điều cổ đẹp nhất
bông hoa hồng đẹp màu sắc thanh thúy
vẻ đẹp của bông hoa hồng điều cổ
Đặc điểm Và Chăm sóc hoa hồng điều cổ