Kỹ thuật cạo mủ cao su làm sao cho đúng cách, cách thức lựa chọn cây đạt tiêu chuẩn để tiến hành cạo mủ và quá trình bảo quản sau khi cạo được lượng mủ lớn sẽ như thế nào, mời quý vị và các bạn tham khảo qua kỹ thuật cạo mủ cao sau sau đây.
1.Tiêu chuẩn cây cao su cho thu hoạch mủ
Thời gian từ lúc trồng cây cao su cho tới lúc thu hoạch mất rất nhiều thời gian, tùy thuộc vào tình hình của mỗi loại cây khác nhau và mỗi địa phương khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn thu hoạch cây khác nhau,
Đối với những cây có các thông số phải đạt là 50/50/75. Tức là phần thân cao cách mặt đất là 50cm, cây có chu vi thân là 50cm và có 75% cây đạt tiêu chuẩn cạo mủ.
Còn đối với những cây ghét phải là 100/50/75, nghĩa là cây có thể cạo lấy mủ được phải cách mặt đất 100cm, tiêu chuẩn càng cao thì lượng mủ lấy được càng nhiều và ngược lại
Tiêu chuẩn cây cao su
2.Yêu cầu kỹ thuật cạo mủ
Vết cắt phải sâu, nhưng không chạm tới vùng tượng tầng của cây
Tiêu hao ít vỏ, nhưng phải cắt hết tuyến ông mủ, cỡ khoảng 1,5mm
Thao tác cạo mủ phải nhanh gọn, mặt cắt phải nghiêng vào trong
Đường miệng tạo mỷ theo một chiều dài nhất định từ trái sang phải với độ nghiêng từ 20-30 độ tùy vào cây trồng lâu năm hay cây ghép
Thời gian tạo mủ: để năng xuất được tốt nhất thì thời gian tạo mủ khác nhau sẽ có chất lượng mủ khác nhau, cạo lúc 3h sáng thì chảy chậm, vào 4h sáng thì mủ chảy nhanh, vào lúc 5h sáng thì mủ chảy nhanh nhất, vào lúc 6h mủ chảy chậm, vào lúc 7h thì lượng mủ sẽ càng giảm đi.
Yêu cầu kỹ thuật cạo mủ
3.Cách bảo quản mủ tươi sau khi thu hoạch
Mủ cao su sau khi thu hoạch chúng thường có màu trắng sữa, chủ yếu bên trong đó có chứa hàm lượng nước từ 43-75% và hàm lượng cao su 20-50%, PH 6-6,3 và có nhiệt hạt đặc biệt không ngừng chuyển động.
Chúng thường ở trạng thái tự nhiên, khi được tách ra khỏi cây chúng sẽ nhanh chóng ngưng kết tự nhiên, mủ đặc dần do vi sinh nhật trong không khí phân giải.
Do đó để chống lại sự ngưng kết tự nhiên, sau khi mủ được thu hoạch cần tiến hành pha trộn với NH3 nước 1% để nâng độ PH lên 10, sau đó đưa ngay về khu chế biến
Kỹ thuật sơ chế
Chế biến cô đặc
Là phương pháp ngưng kết để lắng và dùng phương pháp li tâm để làm tăng nhanh hàm lượng cao su lên tới 60% đồng thời tăng PH để tiến hành cât giữ chúng được lâu hơn