Cây tùng thơm được đa số mọi người lựa chọn làm cây cảnh nội thất, cây có hình dáng nhỏ, phù hợp để trong nhà, cây tỏa ra mùi hương thơm dễ chịu, để có thể hiểu rõ hơn tác dụng cây tùng thơm khi để trong nhà sẽ có tác dụng đuổi muỗi, tinh thần thư thái, công việc luôn được tốt nhất cây mang đến không gian thiên nhiên cho ngôi nhà, trồng cây trong nhà giúp tăng cường sức khỏe. Để có được hiệu quả như vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết bài viết sau.
1.Tìm hiểu cây tùng thơm
Cây tùng thơm có tên khoa học : Cupressus macrocarpa , cây còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây tùng chanh, cây tùng hương và một số tên gọi khác ở nhiều địa phương khác nhau. Cây có mùi thơm dễ chịu, mùi thơm đến từ lá cây, là mùi đặc trưng của cây. Lá cây có dạng lá kim, màu xanh nõn chuối, nhìn rất bắt mắt.
Cây có nguồn gốc từ khu vực Nam châu Mỹ, cây thích ứng với nhiều vùng khí hậu khác nhau, chỉ có vùng khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh là cây không thể phát triển được. Cây phát triển rất nhanh ở khí hậu Việt Nam.
Cây tùng thơm được trồng chủ yếu để làm cảnh trong nhà, ngoài ra cây có thể trồng ở nhiều khu vực ngoài trời, trồng cây trước lối đi vào nhà, hoặc trồng xung quanh nhà sẽ giúp các loài côn trùng không ghé thăm nhà bạn.
Cây có kích thước nhỏ, cây sinh trưởng rất nhanh, tuổi thọ khá cao nên cây rất được ưa chuộng
2.Đặc điểm sinh trưởng cây tùng thơm
Cây tùng thơm từ lâu được biết đến là cây thân gỗ loại nhỏ, tức là kích thước nhỏ bé ấy, cây cao từ 40-60cm, trong tự nhiên cây có thể cao từ 2-3m, tuy nhiên cây trong tự nhiên rất ít, đa phần đều đã bị chặn đốn cho khai thưc rừng chưa được hợp lý.
Lá cây thuộc dạng lá kim, lá mọc khá dày và có màu sắc xanh như nõn chuối mới ra nhìn khá là thú vị và đẹp mắt. tán cây nhìn như hình búp, xu hướng trở về ngọn nhiều hơn, nhìn như hình tháp tự nhiên có tính thẫm mỹ cao hơn.
Cây tùng thơm là dòng cây có chứa tinh dầu rất nhiều, chính vì điều này mà cây thường được trồng nhiều trong chậu, để trong nhà, mục đích là giúp xua đuổi các loai côn trùng khác nhau, như các loài sâu bệnh hại cây, muỗi và nhiều loại côn trùng không thích mùi hương dầu, cây rất ít sâu bệnh, khi trồng trong nhà hoàn toàn yên tâm.
Bộ rễ của cây thuộc bộ rễ chùm, bò ngang vì vậy trong quá trình trồng cây, không cần lựa chọn chậu có độ sâu, chỉ cần chậu nông là phù hợp.
3.Ý nghĩa cây tùng thơm
Đặt cây tùng thơm trong nội thất mang đến một sức hút mới cho ngôi nhà, cây tùng là một trong bộ quý gồm có : tùng- trúc-cúc-mai. Đứng đầu trong bộ tứ quý là giống cây tùng nói chung. Đối với dòng tùng thơm đều mang ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.
Cây tùng luôn mọc thẳng, đứng hiên ngang giữa đất trời, cây tùng có dáng rất đẹp, cây tùng đại diện cho người quân tử, luôn ngay thẳng trong bất cứ trường hợp nào, khi gặp nhiều thử thách, gian nan trong cuộc sống thì càng tô luyện sự phát triển, giống hệt như cây tùng, dù sống ở trong môi trường nào thì cây vẩn luôn mọc hướng về phá trước. Khi trồng cây tùng trong nhà sẽ tạo sự sang quý, hiên ngang cho chủ nhân ngôi nhà.
Đặc biệt trong phong thủy, cây tùng thơm dùng để trừ tà, xua đuổi ma quỷ, xua đuổi điềm xấu trong ngôi nhà . Cây có mùi thơm dễ chịu đối với hầu hết con người, nhưng đối với muỗi và các loài côn trùng lại rất kỵ
Mùi hương thơm của cây tùng giúp đầu óc minh mẫn hơn, giúp giảm căng thẳng khi làm iệc, mùi hương thơm giúp đầu óc hưng phấn hơn, khi đặt cây trong phòng làm việc giúp làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả tốt hơn, vì vậy cây tùng thơm được trồng trong chậu đặt trong nhà rất nhiều, cây mang đến nhiều may mắn, mang điềm lành, giúp công việc và mọi thứ thành công hơn trong cuộc sống.
4.Tác dụng cây tùng thơm trong cuộc sống
- Cây tùng thơm có khả năng thanh lọc không khí trong nhà rất tốt.
- Cây hấp thụ nhiều các tia độc hại tỏa ra từ máy tính và các thiết bị điện tử khác trong ngôi nhà.
- Cây giúp xua đuổi muỗi, các loại côn trùng khác. Nên đặt cây ở cửa sổ để ngăn các loài côn trùng không vào nhà.
- Cây đặt trong phòng ngủ sẽ giúp giấc ngủ tốt hơn, thoải mái, dễ ngủ hơn.
- Cây có tác dụng trang trí, làm nổi bật không gian nhà rất đẹp.
- Cây làm giảm căng thẳng mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng, giúp tinh thần hưng phấn, thư thái hơn.
5.Cách trồng và chăm sóc cây tùng thơm
Cây tùng thơm khi trồng trong chậu hay trồng ở ngoài khu vườn đều phát triển rất tốt, cây có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc là cấy mô đều được cả.
Cây tùng là loài cây lá kim nên cây có khả năng hút nước tốt, nhưng đồng thời chịu úng rất kém. Khi trồng cần lựa chọn đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, các loại phân bón phù hợp như là phân xơ dừa, mùn cưa trộn lẫn với đất sẽ làm cho cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Để có thể trồng được cây con vào trong chậu đất, cần xử lý đất và chậu trước khi trồng. Cần lựa chọn chậu có thủng phần đáy, lấy đất bỏ vào trong chậu, đặt cây vào trong giữa chậu, cho phần đất còn lại. Tiến hành phun sương hoặc tưới cho cây đủ ẩm. Tưới mỗi ngày, sau từ 1-2 tuần cây sẽ phát triển sớm.
Khi mới trồng cây hoặc tách cây không nên vội vàng đưa cây ra nơi có ánh sáng mặt trời, cây sẽ rất nhanh bị héo khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vì vậy hãy để cây ở nơi có vị trí nhiều bóng râm, nhiệt độ vừa phải để cây sinh trưởng.
Sau từ 2-3 tuần thì mới đưa cây ra nơi có nhiều ánh nắng, lúc này cây mới phát triển tốt lên được.
6.Cách chăm sóc cây tùng thơm
Cây là giống cây thân gỗ nên trong quá trình chăm sóc cây tốn khá ít thời gian và công sức.
Ánh sáng: cây là giống cây có thẻ chịu bóng rất tốt , tuy nhiên để cây có thể phát triển tốt ta nên mang cây ra ngoài ánh sáng tối thiểu từ 2-3h/ ngày hoặc để cây ở nơi có nhiều ánh sáng như khu vực cửa sổ, sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
Nhiệt độ: cây là giống cây ưa mát và chịu nóng khá là kém, vì vậy mà khi cây ở trong môi trường điều hoa sẽ khá là tốt, nhiệt độ phù họp từ 25-30 độ, nếu nóng quá sẽ khiến cho cành lá bị thối.
Độ ẩm của cây ở mức trung bình, cây chịu hạn khá tốt và chịu úng rất kém.
Đất trồng: cây là giống cây chịu ngập úng kém vì vậy ta nên lựa chọn đất có khả năng thoát nước tốt, đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng nhiều mùn, thoát nước tốt, nên trộn thêm xỉ than hoặc sỏi vào để giúp cho đất thoáng hơn, trong chậu có lỗ thoát nước.
Tưới nước: cây là giống cây chịu úng kém vì vậy mà ta cần tưới nước vừa phải, không tưới quá nhiều, khiến cho cây bị úng nước, thối rễ, hư lá, với điều này sẽ làm cho cây chậm phát triển, vì vậy mà ta cần bố trí lượng nước tưới phù hợp cho cây.
Bón phân: ta nên bón phân NPK cho cây với mức độ vừa phải,ngoài ra có thể sử dụng thêm các phân hữu cơ khác, phân vi lượng hoặc là phân tan chậm mang đến cho cây khỏe mạnh phát triển tốt.