Trang chủ » Chăm sóc cây cảnh » Cây hoa trà, 5 loại hoa trà phổ biến và các bệnh thường gặp

Cây hoa trà, 5 loại hoa trà phổ biến và các bệnh thường gặp

Cây hoa trà my thường được biết đến là giống cây hoa quý hiếm , trà my vốn nổi tiếng từ xưa tới nay, người xưa thường hay có câu VUA CHƠI LAN- QUAN CHƠI TRÀ câu mang hàm ý cây hoa trà dành cho người có học thức, quan chức và người có địa vị trong xã hội. khi chăm sóc cây hoa trà mang đến sự thư thái trong cuộc sống, để có thể chăm sóc được cây hoa trà my phát triển hãy cùng muabancaytrong tìm hiểu cách chăm sóc cây hoa trà my để có được trải nghiệm thú vị về cây hoa trà

1.Đặc điểm cây hoa trà

Cây hoa trà my là dòng cây có nguồn gốc từ các nước Châu Âu, được nhập về Việt Nam cách đây khá là lâu, dòng cây hoa trà được biết đến có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cây hoa trà có tên khoa học  Camellia. dòng cây thích hợp với khí hậu mát mẻ, cây không chịu được ngập úng lâu dài, cây phát triển ở thời tiết mát, cây phát triển mạnh vào mùa thu , mùa đông và mùa xuân,mùa hè cây phát triển khá chậm do thời tiết nắng nóng.

khi trồng nên lựa chọn vị trí thông thoáng mát, có nhiều tán cây, ánh sáng vừa phải, ngoài ra nếu trồng trên khu ruộng lớn cần bố trí thêm lưới tán xạ, làm giảm ánh sáng chiếu vào cây, hạn chế tình trạng lá cây bị cháy lá sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình cây phát triển.

số lượng trà my khi tết đến xuân về hầu như không đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước, vì cây trà my khi sinh trưởng khá là chậm và số lượng cây chết do thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam khiến cho dòng cây này rất khó phát triển, cây hoa trà my đẹp thường có giá rất cao vì vậy khi đi mua cần lựa chọn cây phù hợp với giá tiền có thể bỏ ra để có được cây hoa trà my bông đẹp tuyệt vời.

khi giáp tết thị trường cây trà my khá sôi động, cây trà my nhập khẩu từ trung quốc sẽ có nhiều hoa hơn, cây to hơn và có nhiều dáng bonsai khác nhau, giá thành thì giảm đi rất nhiều, ở trung quốc cây hoa trà my phát triển rất tốt do khí hậu thích hợp cho cây sinh trưởng, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển kéo dài, cây hoa trà my được nhập khẩu từ trung quốc sẽ rất khó sống sau tết và chúng thường không nở hết hoa, lá sẽ rụng dần, tỷ lệ sống khá ít vì vậy nếu ai muốn tận dụng trồng cây hoa trà my sau tết hãy lựa chọn cây trà my trồng ở Việt Nam sẽ phù hợp.

[products ids=”15624, 15622, 15620, 15618″]

Cây hoa trà chăm sóc hoa trà ý nghĩa hoa trà my

Cây hoa trà chăm sóc hoa trà ý nghĩa hoa trà my

2.5 loại cây hoa trà phổ biến trên thị trường

2.1.Cây bạch trà

Cây bạch trà được biết đến là giống hoa trà có hoa màu trắng tinh khôi, trắng như tuyết, bông hoa to, cánh trắng rất đẹp, cây được rất nhiều người yêu thích, có các dòng hoa bạch trà khác nhau, các giống hoa bản địa và giống hoa nhập khẩu từ các nước khác.

2.2.Cây bạch trà cung đình

Đặc biệt đây là giống trà có màu hồng phấn rất đẹp, cây nở đúng vào dịp tết nên cây rất được ưa chuộng

2.3.Cây trà lựu

Dòng cây trà lựu được xem là dòng cây được nhiều người chơi nhất, cây có màu sắc đỏ rực rỡ, được nhiều gia đình lựa chọn trọng dịp tết đến xuân về.

2.4.Cây trà thâm hồng bát diện

Đây là giống trà có cánh kép, bông to màu hồng đậm, cánh hoa gồm có 8 lớp đan xen vào nhau rất đẹp bởi dòng Cây hoa trà thâm hồng bát diện

2.5.Cây trà đỏ tàu

Đúng như cái tên của nó, cây được nhập khẩu tư trung quốc có màu đỏ về, sau khi về Việt Nam thì đã trải qua được sự thuần hóa và thích nghi với khí hậu Việt Nam và đã phát triển rất tốt.

3.4 loại bệnh thường gặp trên cây hoa trà

Cây hoa trà my thường có ít sâu bệnh tấn công, cây có tính kháng bệnh rất cao, tuy nhiên khi chăm sóc cây cũng cần chú ý tới loại sâu ăn lá, khi sâu ăn lá sẽ làm bộ lá kém phát triển, cây sẽ xấu đi làm ảnh hưởng tới giá trị của cây, khi thấy cây có dấu hiệu bị sâu ăn lá hoặc các loài sâu hại khác cần tiêu diệt hoặc sử dụng các loại thuốc trừ sâu phun phòng.

3.1.Bệnh đốm than trên cây hoa trà

Bệnh đốm than là bệnh phổ biến , bệnh thường phát triển rất nhanh khi cây hoa trà còn bé, lượng lá ít khi cây bị bệnh sẽ làm cây yếu đi nhanh chóng, bệnh thường tập trung chủ yếu ở phần ngọn lá và mép lá. Hiện tượng là các đốm nâu vàng sau đó thành đốm lớn hơn trên các đốm chấm nhỏ màu đen. nếu không kịp thời xử lý thì bệnh sẽ phát triển ra toàn bộ lá, làm cho lá xanh rụng xuống, cây sinh trưởng kém.

Phòng trừ bệnh đốm than trên cây hoa trà: để đề phòng cây bị bệnh cần sử dụng thêm các loại phân bón, bón tăng cường cho cây, hạn chế cây bi bệnh, khi cây khỏe mạnh thì sẽ ít bệnh đi, các loại phân sử dụng như NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh và các loại phân khác kích thích sự sinh trưởng của cây, giúp cây có sức chống lại sâu bệnh. khi thấy cây bị bệnh có thể sử dụng thuốc Boocđô 1%, khi mới bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,2% hoặc phun Topsin 0,1%

3.2.Bệnh nốt u tuyền trùng trên cây hoa trà

Bệnh nốt u tuyền trùng thường bị ở phần rễ và các vết nứt của kẽ lá, khi cây bị nặng thì sẽ làm cho bộ rễ phình to, như bị sần làm cho cây chậm phát triển, không còn khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cây, khiến cho cây sinh trưởng kém đi dẩn tới các mầm bệnh phát triển nhanh hơn.

Phòng trừ: khi thấy cây có dấu hiệu bị bệnh cần thay chậu sang chậu mới, thay luôn cả đất, tiến hành khử trùng đất toàn bộ trong chậu, nên di chuyển chậu cây tới nơi thông thoáng để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh.

3.3.Bệnh khô vằn trên cây hoa trà my

Bệnh phô vằn thường phát sinh khi  thấy trên cuống hoa và cành non, xuất hiện vết đốm vàng, đốm nâu, đốm trắng, khi thấy cây có hiện tượng như vậy cần tiến hành xử lý ngay, khi chiếc lá xanh rụng xuống thì cây sẽ kém phát triển, bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, khi thời tiết mưa nhiều sẽ làm cho không khí nồm ẩm, tạo điều kiện cho bệnh phát triển, khi thời tiết mưa nhiều cần tiến hành phát quang khu vườn, thoát nước tốt. khi thấy mầm bệnh phát triển cần sử dụng các loại thuốc như: Daconil 0,2% hoặc nước Boocđô 1% hoặc Zineb 0,2% để phòng trừ

3.4.Cây hoa trà bị rụng lá thường xuyên

Khi  thấy cây hoa trà bị rụng lá thường xuyên, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh đốm than gây nên, khi các vết nhỏ màu đen xuất hiện nhiều có thể làm cho lá của cây bị rụng đi, làm ảnh hương đến sự quang hợp của cây.

Khi sử dụng các loại phân hữu cơ, phân NPK để tăng cường sức đề kháng cho cây, giúp cây sinh trưởng tốt hơn, khi cây bị bệnh cần cắt chỗ bị bệnh đi; sau khi mọc chồi lá, phun thuốc Boocđô 1%, khi mới bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,2% hoặc phun Topsin 0,1%.

4.Cách chăm sóc cây trà sau khi chơi tết

Đối với nhiều gia đình có không gian vườn rồng thì ta nên trồng lại cây trà sau tết, để giúp cây có thể một lần nữa phát triển và ra hoa. Ta nên tiến hành cắt tỉa và loại bỏ bớt cành nhánh, tạo dáng rồi bôi thuốc liền sẹo, kèm theo đó là thuốc kích thích ra rễ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Ta nên trồng cây ở nơi thoáng mát và hạn chế ngập úng, giúp cây ổn định và ra bộ rễ mới, giúp cây 1 lần nữa được tái sinh

 

Cách chăm sóc hoa – kỹ thuật trồng hoa trà đẹp

Cách chăm sóc hoa – kỹ thuật trồng hoa trà đẹp

trà cổ, trà my, trà đỏ, trà vàng

trà cổ, trà my, trà đỏ, trà vàng

Hoa trà hoa đẹp đúng như người xưa nói

Hoa trà hoa đẹp đúng như người xưa nói

trà cổ, trà my, trà đỏ, trà vàng, sơn trà

trà cổ, trà my, trà đỏ, trà vàng, sơn trà

Cách chăm sóc hoa – kỹ thuật trồng hoa trà đẹp, nhiều hoa

Cách chăm sóc hoa – kỹ thuật trồng hoa trà đẹp, nhiều hoa

Cây hoa trà chăm sóc hoa trà

Cây hoa  my chăm sóc hoa trà

Từ khóa:
Bài viết liên quan