Trang chủ » Chăm sóc cây cảnh » Trồng và chăm sóc cây hoa dâm bụt: Tác dụng của hoa trong trị bệnh

Trồng và chăm sóc cây hoa dâm bụt: Tác dụng của hoa trong trị bệnh

Cây hoa dâm bụt nở hoa nhiều và rất đẹp, với tuổi thở của mỗi người đều chắc chắn biết rằng cây sẽ mang đến vẻ đẹp cùng với ấn tượng riêng của từng người, cây hoa dâm bụ đẹp và thường xuyên nở hoa, vậy cách chăm sóc cây có khó lắm không, cây ra hoa vào tháng nào, hôm nay minh sẽ chia sẻ bí quyết để trồng và chăm sóc cây khỏe mạnh.

1.Đặc điểm cây hoa dâm bụt

Cây có tên khoa học : Hibiscus rosa sinensis L. là giống cây thân gỗ phát triển nhanh, cây có bộ lá màu xanh, viền có răng cưa, lá mọc xen kẽ nhau, hoa quanh năm, thời điểm hoa nở rộ nhất từ tháng 5-7 hàng năm.

Cây hoa dâm bụt có tên gọi khác là : cây bụp, bông bụp, dâm bụt, hồng bụt, phù tang, mộc cẩn, co ngần, phây quấy phang và nhiều tên khác ở từng địa phương khác nhau.

Hoa của cây thường nằm ở nách lá, hoa lớn từ 6-7 mảnh đài nhỏ hình sợi, đài hợp màu lục dàu 2-3 lần đài nhỏ, tràng co 5 cánh hoa màu đỏ, nhị nhiều, tập trung trên trụ đài.

Quả nang tròn có chứa nhiều hạt.

Cây hoa dâm bụt đang có 2 loại khác nhau : cây cao và cây lùn và cây hoa đơn và cây hoa kép

Cây dâm bụt cao cấy : là giống cây không cắt tỉa, cây có thể cao tới vài mét, lá có răng cưa hình trứng dẹt đền mũi mác tùy giống, hoa có hình loa kèn, kép hoặc đơn, nhiều màu sắc khác nhau : màu vàng, màu đỏ, hồng nhạt, hồng đậm và màu cam.

Cây dâm bụt lùn : cây có khoảng 50cm, lá đậm màu hơn và to hơn, hoa hình lo kèn, cánh đơn là chủ yếu, rất ít khi thấy cánh kém, đường kính khoảng 20cm, màu sắc đa dạng có nhiều màu hơn như : đỏ đậm, trắng pha đỏ, đỏ nhạt, đỏ hồng, hồng pha, hồng đậm, tím…

Tác dụng điều trị bệnh của Cây dâm bụt mà nhiều người ít biết

Tác dụng điều trị bệnh của Cây dâm bụt mà nhiều người ít biết

2.Ý nghĩa của cây hoa dâm bụt

Cây thường được ví như cái lọng che phật nên khi trồng sẽ mang đến sự bình an cho gia chủ, hoa còn biểu trương cho lòng dũng cảm.

Cây rất ưa ánh sáng và ra hoa quanh năm, cây được trồng nhiều ở vùng có nhiều ánh sáng, ban công, trước cổng ra vào, trồng làm thành bờ rào rất đẹp.

3.Ý nghĩa màu sắc của hoa dâm bụt

Cây có nhiều màu sắc khác nhau và mỗi màu sắc lại mang đến một ý nghĩa khác nhau, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng màu sắc đó nhé.

Màu trắng : tượng trưng cho sự tinh khiết, vẻ đẹp của sự nữ tính

Màu vàng : màu vàng là niềm vui, là ánh nắng và là sự may mắn của màu sắc

Màu hồng : màu hồng là tượng trưng cho tình bạn, tình yêu, sự lãng mạn của nam và nữ khi đang yêu nhau

Màu tím ; màu tìm là màu của sự huyền bí, thuộc tầng lớp cao quý nhất

Màu đỏ :là biểu tượng cho tình yêu và sự đam mê

4.Tác dụng của cây hoa dâm bụt với sức khỏe

Tất cả các bộ phận trên cây hoa dâm bụt đều có tác dụng nhất định, cây có chứa các thành phần hóa học như : thiamin, riboflavin, niacin và acid ascorbic. Hoa vò nát chữa sắc tố anthocyanin và cyanin diglucosid

Công dụng của cây hoa dâm bụt rất rõ ràng, về công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị

Tính vị

  • Vỏ rễ cây dâm bụt có vị ngọt, tình bình
  • Hoa , lá có vị ngọt, tình bình

Quy kinh

  • Dại tràng, can và tùy

Tác dụng

  • Vỏ rễ có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm
  • Hoa , lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, sát trùng.

5.9 Bài thuốc từ cây dâm bụt tốt cho sức khỏe

5.1.Viêm tuyến mang tai

Cách dùng : lá hoặc hoa tươi dùng 30gr sắc uống, cũng dùng lá và hoa tươi cùng với phá phù dung giã nát rồi đắt ngoài.

5.2.Viêm kết mạc cấp

Cách dùng : dùng rễ dâm bụt khoảng 30gr sắc uống

5.3.Trúng thử cấm khẩu

Cách dùng : lá râm bụt tươi, giã nát , thêm ít muối rồi vắt lấy nước

5.4.Kinh nguyệt không đều, thấy sớm kỳ ngắn

Cách dùng : vỏ rễ dâm bụt, lá huyết dụ mỗi vị 30gr sắc uống

5.5.Đơn độc. mụn nhọt sưng tấy

Cách dùng : lá và hoa dâm bụt tươi giã đắp

5.6.Chữ bệnh bồn chồn, hồi hộp, khó ngủ

Cách dùng : lấy một vị hoa dâm bụt về phơi trong bóng mát cho khô, uống hàng ngày từ 3-5gr, hãm nước sôi uống thay trà trong ngày

5.7.Chữa lỵ, lâu ngày không khỏi, đái ra máu

Cách dùng :vỏ thân hoặc vỏ rễ, (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng) 50gr tươi hoặc 20gr khô, lá và búp táo chua (táo ta) 50gr tươi hoặc 20gr khô, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 8gr, gừng tươi 8gr; vỏ râm bụt và lá táo sao vàng, hạ thổ, sau đó cùng trần bì và gừng sắc kỹ với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

5.8.Chữ chứng đái buốt

Cách dùng : lá dâm bụt, thài lài tía, cỏ mã đề, mỗi vị 1 nắm : giả nhỏ, chế nước đun sôi và để nguội, vắt lấy nước uống từ 2-3 lần/ ngày

5.9.Tiêu độc, mẫn ngứa

Cách dùng : lá và hoa dâm bụt, hãm nước sôi uống như pha trà uống hàng ngày

Râm bụt, tác dụng chữa bệnh của Râm bụt

Râm bụt, tác dụng chữa bệnh của Râm bụt

6.5 Bước trồng và chăm sóc cây hoa dâm bụt bằng cành

Lựa chọn thời điểm nhân cành tốt nhất, thời điểm nhân giống tốt nhất là vào mùa hè, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

6.1.Bước 1 : chọn cành giâm cần cắt

Ta nên lựa chọn cành bánh tẻ, ở phần đầu cành, tìm thân cây nhẵn, có màu xanh đậm, cành khỏe mạnh nhiều cành để giúp cây phát triển tốt hơn,

6.2.Bước 2 : cắt cành giâm bụt

Ta sử dụng dao hoặc kéo sắc để cắt vết cắt ngọt hơn, cành dài từ 15-20cm, sau khi cắt ta nên bôi keo liền seo cho cành cây mẹ, giúp cành cây mẹ hạn chế mất nước và giúp cho nhanh liền sẹo, không nên lấy quá nhiều cành nhánh từ cây mẹ, điều này sẽ khiến cho cây mẹ có thể ngừng phát triển nếu ta lấy quá nhiều.

Sau khi cắt cành xong, ta nên loại bỏ hoàn toàn lá cây từ cành, để giúp cây hạn chế thoát hơi nước qua lá.

6.3.Bước 3 : kích thích giâm cành ra rẽ

Ta tiến hành sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ cho cây nhanh phát triển hơn, ta có thể sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ trên thị trường, để giúp cây nhanh phát triển bộ rễ khỏe mạnh hơn.

Sau khi đã sử dụng thuốc kích thích ra rễ ta nên nên vùi gốc cây vào trong cát ẩm, sẽ giúp kích thích bộ rễ của cây nhanh phát triển thuận lợi hơn và cát sẽ giúp giữ ẩm tốt cho cây phát triển bộ rễ hơn.

6.4.Bước 4 : trồng cành giâm vào chậu đất

Ta có thể trồng cây giâm bụt vào chậu đất hoặc ngoài khu vực đất mà bạn đã chuẩn bị hố sẳn trước đó. Ta đặt nhẹ nhàng cành giâm vào hố đất đã chuẩn bị và định vị cây cho thẳng đứng và lấp đất lại và tưới nước, giúp cho bô rễ thích nghi tốt và hạn chế mất nước, sẽ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh hơn.

6.5.Bước 5 : phòng trừ sâu bệnh hại

Cây dâm bụt cũng như nhiều loại cây khác thường xuyên bị sâu bệnh tấn công, sâu tấn công chủ yếu là sâu quấn lá, và các bệnh về đốm lá, với các loại thuốc này ta có thẻ sử dụng các loại dung dịch đặc trị để giúp phòng ngừa các loại sâu bệnh hại

Dùng dung dịch EC với nồng độ 10% để trị bệnh nhện đỏ, sâu ăn lá, thiêu thân ăn lá. Bạn pha loãng theo tỉ lệ 1:2000 là được.

Hướng dẫn trồng và chăm Hoa Dâm Bụt đúng kỹ thuật

Hướng dẫn trồng và chăm Hoa Dâm Bụt đúng kỹ thuật

Kỹ thuật trồng hoa Dâm bụt lùn cho hoa đẹp bốn mùa

Kỹ thuật trồng hoa Dâm bụt lùn cho hoa đẹp bốn mùa

Phong thủy cây cảnh sân vườn mang màu sắc tươi sáng mới

Phong thủy cây cảnh sân vườn mang màu sắc tươi sáng mới

khu vườn hoa rộn ràng màu sắc ấn tượng

khu vườn hoa rộn ràng màu sắc ấn tượng

Bộ sưu tập giống hoa dâm bụt đẹp nhất trồng trang trí

Bộ sưu tập giống hoa dâm bụt đẹp nhất trồng trang trí

Hoa đẹp giản dị nhưng đầy thu hút

Hoa đẹp giản dị nhưng đầy thu hút

vẻ đẹp của bông hoa khi mùa xuân tới

vẻ đẹp của bông hoa khi mùa xuân tới

Từ khóa:
Bài viết liên quan