Cây cúc tần ấn độ là giống cây có khả năng chịu hạn rất tốt, cây giúp che nắng ngôi nhà, cây giúp cho môi trường không khí xung quanh trở nên dễ chịu hơn, cây giúp thanh lọc không khí, tạo nên luồng sinh khí mới, cách chăm sóc cây vô cùng đơn giản, bạn sẽ tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây phát triển tốt ngay sau đây.Cây cúc tần ấn độ- dây leo che bóng mát tuyệt vời
1.Đặc điểm cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ có tên khoa học : Vernonia elliptica. Là giống cây thân leo, lâu dần hóa gỗ, cây xanh quanh năm, sống lâu năm cây có độ dài từ 3-20m và có thể dài hơn nếu được chăm sóc tốt.
Cây cúc tần ấn độ còn có nhiều tên gọi khác như: cây mành trúc, dây đọi tên, cây bạc đầu, cây có nguồn gốc từ ấn độ.
Cây có thân xanh , màu xanh lá cây, trên thân cây có bao phủ một lớp long mịn xám, khi về già thì cây chuyển sang màu nâu với thân cây nhiều cành nhánh, thân cây khá mềm mại và có thể leo lên cao và rất dễ dàng uốn nắng.
Lá cây cúc tần ấn độ có hình trứng hơi nhọn đầu, mép nguyên, màu xanh đậm à rất khỏe, lá cây mọc trên cuống ngắn và rất ít khi lá cây rụng, vì vậy khi trồng cây bạn sẽ thấy cây rất sạch sẽ, đặc biệt là thân cây sẽ không mọc ra rễ phụ khi bám lên tường, điều mà loài cây khác không làm được
Nhiều bạn hỏi mình là cây cúc tần ấn độ có hoa không, và khi nào cây ra hoa, cây cúc tần ấn độ có ra hoa và ra quả, với bông hoa nhỏ nhắn, kết thành từng chum đẹp, mỗi bông hoa có 5 cánh với tràng hoa màu hồng nhạt, quả của cây có hình trụ với màu nâu nhạt
Đặc điểm cây cúc tần ấn độ
2.Ý nghĩa phong thủy của cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ phát triển khỏe mạnh và bất chấp mọi thời tiết khắc nghiệt nhất, lá cây xanh tươi và gắn kết với nhau, tượng trưng cho sự gắn kết, đoàn kết, tao nên một bước tường bất khả xâm phạm.
Khi trồng và chăm sóc cây cúc tần ấn độ bạn sẽ thấy thoải mái và khoan khoái hơn khi ở trong ngôi nhà và các thành viên trong gia đình sẽ gần gũi lại với nhau, mang đến môt cuộc sống hạnh phúc hơn.
Cúc Tần Ấn Độ Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Từ A-Z Tại Nhà
3.Tác dụng chữa bệnh của cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ là giống cây ưa ánh sáng, cây có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. bên trong cây có chứa vitamin C, chất vô vơ, protein, sắt và một số các thành phần khác.
Thân và lá cây đều có tác dụng làm thuốc chứa bệnh. Theo đông y thì cây cúc tần có tác dụng tiêu độ, sát trùng, làm tiêu đàm ho ngoài gia cây còn có tác dụng khắc phục chứng chán ăn và giúp cho hệ tiêu hóa hạt động tốt hơn.
ở ấn độ thì cây cúc tần còn giúp giải nhiệt, giảm sốt, ở các nước khác như trung quốc thì cây cúc tần có dùng để chữa viêm hạch bạch huyết dạng lao cổ, còn ở thái lan thì cây được sư dụng trị các bệnh về da, lá tươi được dùng để trị bệnh trĩ.
4.Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ là giống cây có khả năng chịu hạn rất tốt vì vậy mà bạn cần lựa chọn vị trí có nhiều ánh sáng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Ánh sáng cần thiết cho cây: cây cúc tần có thể chịu được hạn hán và thời tiết khắc nghiệt nhất, cây cũng có thể sống ở nơi ít ánh sáng.
Nhiệt độ phù hợp: cây cúc tần ấn độ có thể chịu được nắng nóng hoặc lạnh rất tốt, mùa đông cây vẩn xanh mượt và không có dấu hiệu rụng lá, đó chính là ưu điểm của cây.
Độ ẩm phù hợp: cây cúc tần ấn độ cũng là giống cây ưa ẩm nhưng cũng chịu được khí hậu khô nóng rất tốt.
Đất trồng: cây cúc tần ấn độ là giống cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để giúp cây phát triển bạn nên trồng cây cúc tần ở nơi đất có nhiều chất dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Nước tưới: cây cúc tần có nhiều thân , cành lá vì vậy mà nhu cầu nước tưới của cây cũng khá là cao, muốn cho cây xanh tốt, lớn nhanh thì ta nên tưới hàng ngày cho cây, ta có thể tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi thời tiết mưa thì ta không nên tưới.
Bón phân: cây cúc tần ấn độ là dạng thân leo, nhiều cành nhánh vì vậy mà cây cũng cần lượng phân bón khá nhiều, ta nên bón phân định kỳ cho cây từ 1-3 tháng/ lần để giúp cho cây có được bộ lá và cành nhánh tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Cách Nhân Giống Dây Cúc Tần Ấn Độ
5.Cách nhân giống cây cúc tần ấn độ
cách nhân giống cây cúc tần ấn đô thường có 2 cách : nhân giống bằng giâm cành và bằng hạt.
Để giúp cây có thể nhanh phát triển ta nên lựa chọn phương pháp giâm cành sẽ rút ngắn thời gian phát triển của cây.
Bạn nên lựa chọn cành bánh tẻ tầm 1 năm trở nên , nên lựa chọn cành đẹp, to khỏe, lá không bị sâu, ta cắt dài khoảng từ 50cm-1m và tiến hành vùi vào trong đất, nơi mát mẻ và giữ độ ẩm trong đất tốt, sau khoảng 10-15 ngày bổ rễ của cây sẽ phát triển nhanh và cho ra thân cành lá mới.
6.6 Giải đáp về cây cúc tần ấn độ
6.1.Có nên trồng cây cúc tần ấn độ không?
Cây cúc tần là loài cây thân thảo, cây có thân dạng thẳng đứng và buông thõng như mành rèm,cây có sức ống mãnh liệt, cây vẩn phát triển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, cây có thể đạt được chiều cao lên tới 20m, khi bạn cho cây điều kiện tốt hơn thì cây phát triển khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Cây cúc tần có thể trồng ở phía tây ngôi nhà, khi cây leo lên và rũ xuống ban công, sân thượng, đổ xuống mái bên dưới và rất mềm mại, cây giúp ngôi nhà tránh nóng một cách hiệu quả, và chống rét cho mùa đô, cây không cần phải làm giàn và không có bộ rễ phụ làm bẩn thường, dễ dàng cắt tỉa và tạo dáng cho cây.
Cây cúc tần có tác dụng bảo vệ ngôi nhà, làm sạch không khí, cây như là một áo khoắc xanh của ngôi nhà bạn, mang đến cho ngôi nhà một điểm nhấn ấn tượng
Một không gian xanh quanh năm, chỉ có thể là cây cúc tần , khi cây rủ xuống sẽ như là dòng thác đổ xuống ngôi nhà bạn, ngôi nhà sẽ ngàn ngập luồng sinh khí mới, giúp cho ngôi nhà trở nên khác biệt hơn.
6.2.Cây cúc tần ấn độ có sâu không
cây cúc tần ấn độ có sâu không đây là câu hỏi của rất nhiều người , cây cúc tần phát triển khá là nhanh tuy nhiên cây cúc tần là loài cây có khả năng kháng sâu bệnh rất tốt, ít bị sâu bệnh tấn công.
Khi cây phát triển nhanh cần tiến hành thường xuyên dọn lá vàng xung quanh gốc, cắt tỉa cho cây trở nên gọn gàng thông thoáng hơn, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
6.3.Cây cúc tần ấn độ bị vàng lá
nguyên nhân cây cúc tần bị vàng lá có khá là nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên cây cúc tần là giống cây có khả năng chịu hạn rất tốt, nhưng khi chăm sóc chúng ta cũng cần chú ý tới cây có khả năng bị thừa nước và thiếu nước.
Thời điểm mới trồng cây cúc tần ấn độ cây thường hay bị vàng lá và rụng lá, trong thời gian ban đầu mới trồng cây thường rụng lá để hạn chế tinh trạng mất nước của cây, vì vậy trong thời gian mới trồng không cần quá lo lắng về tình trạng cây bị rụng lá khi mới trồng. Khi mới trồng cây cần che chắn cho thật kỹ, điều chỉnh chế độ nước tưới thích hợp tốt hơn.
6.4.Có nên trồng cây cúc tần ấn độ không
Cây cúc tần là giống cây có đặc điểm ấn tượng, cây phát triển khá là nhanh cây thân leo phát triển và đặc biệt không có bộ rễ bám vào trong tường nhà và không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ngôi nhà.
Khi chăm sóc cây cúc tần cần tỉa tót làm cho không gian ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn, không khí trong lành. Nên trồng cây hoa cúc tần cho ngôi nhà của chúng ta thêm xanh hơn và có bầu không khí trong lành hơn.
6.5.Cúc tần ấn độ có hoa không
cây cúc tần có hoa không, cây cúc tần có hoa, bông hoa nhỏ nhắn xinh xắn kết thành từng chùm rất nhỏ. Mỗi bông hoa có 5 cánh với tràng hoa màu hồng nhạt, quả của cây thường có hình trụ có 5 góc màu nâu nhạt.
tuy nhiên cây cúc tần ấrấ ít khi ra hoa vì cây chỉ ra hoa ở cành già.
6.6.Cây cúc tần ấn độ có rắn không
cây cúc tần có rắn bò lên không, đây là câu hỏi khá thú vị của rất nhiều người. Tuy nhiên việc trồng cây cúc tần ở vị trí khác nhau cũng khá là quan trọng. Khi trồng cây thường xuyên tỉa tót cho cây đẹp hơn thông thoáng hơn thì không bao giờ có rắn hay là sâu bệnh tới phá.
Tuy nhiên nếu không cắt tỉa thường xuyên và để cây mọc tự nhiên um tùm cả ngôi nhà thì với các loài động vật bò sát thì khi thấy có một nơi rậm rạp thì chúng sẽ tới trú ngụ, nhất là vào mùa đông hoặc ngày hè nắng nóng. Vì vậy mà khi trồng cần thường xuyên cắt tỉa cây cúc tần nhé.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cúc tần xanh tốt
Cúc tần – Cây siêu leo chống nắng cho ngôi nhà bạn
Cúc tần ấn độ cây dây leo che bóng mát tuyệt vời
Bí quyết trồng và chăm sóc cây cúc tần