Cây bạch mã hoàng tử là giống cây cảnh nội thất cực kỳ tuyệt vời, cây có nhiều ý nghĩa phong thủy rất tốt cho gia chủ, cây có khả năng thanh lọc không khí trong nhà rất tốt vì vậy khi trồng cây bạch mã hoàng tử trong nhà sẽ đem đến cho gia đình nhiều luồng sinh khí trong lành hơn, để chăm sóc được bạch mã hoàng tử hãy cùng tìm hiểu về bạch mã hoàng tử.
1.Đặc điểm cây bạch mã hoàng tử
bạch mã hoàng tử là giống cây cảnh nội thất văn phòng rất dẹp, cây có chiều cao phù hợp thường từ 0.5-1,5m, thân cây thường mọc thành từng bụi nhỏ, thân cây vươn thẳng, thân cây có màu trắng, lá hình bầu giục lớn, lá cây có màu xanh sọc trắng rất đẹp.
bạch mã hoàng tử có tên khoa học :Aglaonema Pseudobracteatum, được biết đến là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhân giống khá đơn giản, chỉ việc tách bụi ra trồng là cây sẽ sinh trưởng thành cây trưởng thành, rút ngắn được thời gian chăm sóc về sau này.
Cây bạch mã hoàng tử được xem là giống cây văn phòng, vì cây có thể sống trong môi trường điều hòa của văn phòng, khi trồng bạch mã hoàng tử trong văn phòng còn mang đến sự may mắn đối với người chăm sóc, cây giúp thanh lọc lượng lớn khí độc hại tỏa ra từ các thiết bị điện tử, điều này rất tốt cho sức khỏe.
cách trồng Bạch Mã Hoàng Tử
2.Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh gì
Cây bạch mã hoàng tử nên lựa chọn loại cây nào để phù hợp với mệnh của mình, tuy nhiên cần biết rõ về mệnh của mình. người mệnh kim nên trồng bạch mã hoàng tử, khi bạch mã hoàng tử trồng trong nhà sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc đến nhiều hơn vì vậy người mệnh kim nên trồng bạch mã hoàng tử.
Người mệnh kim khá là nghiêm túc với cuộc sống, họ có tính cách độc lập, ra quyết định rất nhanh vì vậy mà họ nên trồng bạch mã hoàng tử, tuy nhiên họ cũng rất là cứng nhắc trong nhiều việc và thưởng bỏ lỡ cơ hội trong cuộc sống.
Màu trắng trên thân cây và lá là màu tương sinh của cây bạch mã hoàng tử nên sẽ gặp nhiều may mắn hơn đối với người mênh kim
Cây luôn phù hợp với người mệnh thủy vì trong ngũ hành tương sinh, thủy sinh kim nên bạch mã hoàng tử có thể trồng được cả 2 mệnh mà rất phù hợp, giúp cho gia chủ gặp nhiều điều tốt lành trong cuộc sống.
3.Cây bạch mã hoàng tử hợp tuổi gì
Cây bạch mã hoàng tử sẽ phù hợp với người tuổi như sau :
Mệnh Thủy: 1936, 1996 (Bính Tý); 1953, 2013 (Quý Tỵ); 1982, 1922 (Nhâm Tuất); 1937, 1997 (Đinh Sửu); 1966 (Bính Ngọ); 1983, 1923 (Quý Hợi); 1944, 2004 (Giáp Thân); 1967 (Đinh Mùi); 1945, 2005 (Ất Dậu); 1974 (Giáp Dần); 1952, 2012 (Nhâm Thìn); 1975 (Ất Mão).
Mệnh Kim: 1932, 1992 (Nhâm Thân); 1955, 2015 (Ất Mùi); 1984, 1924 (Giáp Tý); 1933, 1993 (Quý Dậu); 1962 (Nhâm Dần); 1985, 1925 (Ất Sửu); 1940, 2000 (Canh Thìn); 1963 (Quý Mão); 1941, 2001 (Tân Tỵ); 1970 (Canh Tuất); 1954, 2014 (Giáp Ngọ); 1971 (Tân Hợi).
4.cây bạch mã hoàng tử có tác dụng gì
bạch mã hoàng tử có tác dụng rất tốt đối với bất cứ ai khi chăm sóc cây trồng trong nhà, cây có thể trồng ở văn phòng, khách san, quán ăn, quán cafe, cây có thể giúp môi trường xung quanh trở nên sạch hơn và thông thoáng hơn, giúp cho luồng sinh khí mới hôi sinh tốt hơn.
Cây có tác dụng thanh lọc không khí, theo như nghiên cứu của NASA thì cây được xếp vào 1 trong 10 loại cây làm sạch khói bụi tốt nhất , cây có khả năng hấp thụ các loại chất độc hại như : benzen và formaldehyde, mang lại không gian trong lành xung quanh nơi trồng.
Cách trồng bạch mã hoàng tử và ý nghĩa thật sự
5.Tổng hợp 5 yếu tố quan trọng khi trồng và chăm sóc bạch mã hoàng tử
Chăm sóc bạch mã hoàng tử khá đơn giản, khi chăm sóc cần chú ý vào chế độ nước tưới, đất trồng và các yêu cầu cho cây phát triển, vì vậy khi trồng cần quan tâm tới vị trí trồng và đất thoát nước tốt, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh đầy ấn tượng.
5.1.Đất trồng cây bạch mã hoàng tử
Lựa chọn đất tơi xốp, đất có độ mùn cao giúp cây thoát nước tốt hơn, ngoài ra có thể sử dụng các nguyên liệu khác kết hợp với đất để tăng độ mầu mỡ của đất hơn, điều này giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn, mang đến điểm nhấn quan trọng cho khu vườn của chúng ta, vậy cách chăm sóc cây cần lựa chọn đất tốt, đất có khả năng giữ ẩm, độ PH vừa đủ 6 sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.
5.2.Ánh sáng và nhiệt độ phù hợp
bạch mã hoàng tử nên lựa chọn vị trí có nhiều ánh sáng để trồng, ngoài ra khi trồng cây trong nhà thì nên lựa chọn vị trí có nhiều ánh sáng, có thể dưới ánh đèn cũng được, cây vẩn sinh trưởng bình thường. để cho cây có bộ lá xanh hơn thì khoảng 1 tuần nên mang cây ra ngoài từ 1-2 tiếng để cho cây quang hợp tốt hơn giúp cây phát triển đầy đủ.
bạch mã hoàng tử sinh trưởng ở nhiệt độ từ 18-30 độ C, nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao cây sẽ kém phát triển, vì vậy khi chăm sóc cần chú ý tới nhiệt độ của cây cần thiết cho sự sống.
5.3.Nước tưới phù hợp
Cây cần một lượng nước trung bình, tuy cây là dòng cây mọng nước nhưng lại cần rất ít nước trong quá trình phát triển, có thể bổ sung nước tưới trong khoảng thời gian 1 tuần 2 lần là vừa đủ vì vậy cũng không cần nhiều nước, khi chăm sóc cây chỉ cần chú ý tới các yếu tố khác, hạn chế tưới quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt là bộ rễ sẽ bị thối khiến cho cây kém phát triển.
khi thấy cây có các dấu hiệu bị thối rễ cần thay đất ngay lập tức và tiến hành chăm bón lại.
Ngoài ra khi trồng bạch mã hoàng tử theo phương pháp thủy sinh thì cần chú ý tới lượng nước cần thiết cho cây vì toàn bộ rễ của cây sẽ phát triển ở trong nước, phải dùng nước sạch, thay nước hàng tuần, hạn chế làm đục nước.
5.4.Cắt tỉa lá cho cây
Cây sinh trưởng phát triển rất nhanh, trong quá trình phát triển của cây cần thường xuyên loại bỏ cành già, lá già, lá vàng để cho cây tập trung các chất dinh dưỡng vào lá non phát triển cây tốt hơn, khi cắt tỉa có thể sử dụng dao, kéo sắc để cắt lá, điều này khá quan trọng sẽ ít ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây, khi cắt lá xong cần mang lá đi tiêu hủy ở nơi xa.
5.5.Phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình cây sinh trưởng nhanh có một số loài sâu bệnh tấn công làm hại cây, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây, khi các loại sâu bệnh như, rệp sáo, ve nhện sẽ trích hút nhựa cây, làm cho bộ lá của cây kém phát triển, cây quang hợp kém làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cây. khi phát hiện các loại bọ tấn công cây có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước vôi tron để phun vào lá giúp loại bỏ bọ trên cây.
Nên đưa cây ra vị trí có nhiều ánh sáng hơn, giúp cây quang hợp tốt hơn, đồng thời khi đưa cây ra nơi có nhiều ánh nắng sẽ hạn chế được các loài sâu bệnh phát triển.
6.Cây bạch mã hoàng tử có độc không
6.1.Cây bạch mã hoàng tử là cây có độc tố nhẹ
bạch mã hoàng tử là cây chứa một lượng độc tốt nhẹ vì vậy khi cho trẻ em chơi gần thì cần phải chú ý, tốt nhất là không nên cho chơi ở gần khi có một mình. trong trường hợp trẻ nhỏ ăn phải thì sẽ có dấu hiệu như sau: khó chịu, khó thở, khi thấy trẻ nhỏ có dấu hiệu như vậy cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức ở các cơ sở y tế gần nhà.
Mũ của bạch mã hoàng tử có thể gây nên tình trạng viêm da, kích ứng da và tình trạng phát ban khi tiếp xúc nhiều, vì vậy trong quá trình tiến hành cắt tỉa và nhân giống hoặc thay chậu, ta nên sử dụng gang tay để đảm bảo an toàn cho làn da của mình.
Đối với các loài động vật như chó mèo, thỏ thi khi phát hiện thấy chúng đã ăn rồi ta nên đưa chúng tới bác sỹ thú y để kịp thời cứu chữa và tìm các biện pháp khắc phục sớm
6.2.cây bạch mã hoàng tử bị héo lá
Cây bạch mã bị héo lá, khô lá, rụng lá là hiện tượng cần khắc phục sớm, cần tìm ra nguyên nhân, nếu cây đặt ở vị trí có ít ánh sáng thì cần đưa đưa cây ra vị trí có nhiều ánh sáng, ngoài ra không nơi có nhiều ánh sáng, cây quang hợp tốt hơn, giúp hồi phục sớm chiếc lá bị vàng.
tưới nước bổ sung thêm các chất kích thích giúp sự tăng trưởng của cây được tốt hơn.
Bạch Mã Hoàng Tử Hợp Tuổi Nào? khi nào nên trồng
Ý nghĩa của bạch mã hoàng tử
Cách chọn và bố trí bạch mã hoàng tử để bàn làm việc
bạch mã hoàng tử có ý nghĩa gì? Cách chăm sóc cây
Chăm sóc bạch mã hoàng tử như thế nào là tốt nhất
Bạch mã hoàng tử : Ý nghĩa đặc biệt và cách chăm sóc
Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc Mã Hoàng Tử làm quà
Cây bạch mã – Ý nghĩa phong thủy