Quế được biết đén nhiều là môt trong những loại dược liệu tự nhiên có mùi thơm, tính ấm và có tính dược cao, do đó mà quế được sử dụng trong rất nhiều các vị thuốc cũng như chế biến các món ăn yêu thích.
Cây quế có tên tiếng anh là Cinnamo.
Ngoài ra cây còn có nhiều tên gọi khác nhau ở từng địa phương như cây: quế, quết đơn, quế trung quốc, quế thanh, nhụ quế, kía….. cùng nhiều tên gọi khác nhau
1.Nguồn gốc của cây quế bắt đầu từ đâu
Cây quế được biết đến từ cách đây rất lâu, từ khoảng 2000 năm trước công nguyên, người trung quốc là một trong những nước đầu tiên phát hiện và sử dụng, sau đó lan rộng ra toàn thế giới, quế đi sang các nước thông qua con đường tơ lụa. thời gian đầu, cây qué được sử dụng rất hữu ích trong việc chế biến thuốc cũng như là một số các nghi thức trong tôn giáo, về sau thì cây quế được sử dụng thêm sang nghành dược liệu.
Cây quế trên thế giới: cây quế được phát triển và trồng nhiều ở các nước như: trung quốc, lào, nam mỹ, hoa kỳ, ấn độ và nhiều nơi trên thế giới khác.
Cây quế ở việt anm: cây được trồng phân hổ khắp cả nước như vùng: quảng ninh, cao bằng, bắc cạn, thái nguyên, bắc giang, lào cai, yên bái, tuyên quang và nhiều vùng khác nhau.
2.Đặc điểm sinh trưởng cây quế
Cây quế là loài cây thân gỗ sống lâu năm, cây có thể cao tới 15m, cây có thể đạt đường kính thân lên tới 40cm.
Bộ rễ: cây có bộ rễ phát triển mạnh, cắm sâu vào long đất, bộ rễ lan rộng, đan chéo nhau vì vậy cây sinh trưởng tốt trên các vùng đất sườn đồi nút
Thân cây: cây có bộ lá hình trứng, xanh quanh năm, thân bỏ đều tròn, vỏ ngoài có màu xám, có những vết nắt rạn chạy dọc theo thân cây.
Lá cây: cây là giống lá đơn, lá có 3 gân gốc kéo dài tới tận đầu lá, gân ở mặt dưới lá nổi rõ ràng, các đường gân chạy song song, mặt lá xanh bóng, mặt dưới lá có màu xanh đậm. lá trưởng thành có thể dài tới 18-20cm và rộng khoảng 6-8 cm. phần cuống lá dài khoảng 1cm
Hoa quế: hoa quế thường chỉ mọc ra ở nách lá đầu cành, hoa có chùm nhỏ, hoa chỉ nhỏ bằng nửa hạt gạo và vươn lên phía trên của lá, màu trắng hoặc màu phớt vàng
Quả quế: quả quế khá nhỏ, khi chưa chin thì quả có màu xanh, khi đã chin thì quả chuyển sang màu tím than, quả mọng bên trong có chứa một hạt, quả hình bầu dục.
Hạt quế: hạt quế hình bầu dục, bên trong quả có chứa 1 hạt duy nhất, 1kg hạt quế thì có khoảng từ 2500 – 3000 hạt quế.
3.Các điều kiện cần có thể có thể trồng cây quế
Cây quế là giống cây ưa khí hậu nhiệt đớt ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, cây phát triển tốt.
Lượng nước: cây quế khi phát triển trong môi trường tự nhiên, nơi đó có lượn mưa từ 2000-4000mm/ năm. Là lượng mưa thích hợp cho cây quế phát triển. ngoài ra độ ẩm không khí phải trên 85%.
Nhiệt độ phù hợp: cây quế thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cho cây sinh trưởng tốt từ 20-30 độ C. tuy nhiên cây có khả năng chịu lạnh rất tốt và nhiệt được nhiệt độ cao liên tục. các vùng có thể trồng quế ở nước ta đều có nhiệt độ trung bình trên 25 độ C.
Đất trồng cây quế: cây quế có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất sa thạch, phiến thạch, đất nhiều mùn, tơi xốp, pha cát, núi đồi, đất chua, đất nghèo chất dinh dưỡng. các loại đất trên đều phải thoát nước tốt cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt
Hạn chế trồng cây quế trên đất rừng mới khai thác, vì đất rừng thường là đất nghèo chất dinh dưỡng, không nên trồng cây ở các sườn đồi núi vì đất ở vùng sườn đồi núi thường không có nhiều chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
Ánh sáng: cây rất ưa ánh sáng tự nhiên, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau, cây cần lượng ánh sáng khác nhau, giai đoạn cây con thì cây cần lượng ánh sáng vừa phải, khi cây phát triển thì cần lượng ánh sáng nhiều hơn, ánh sáng càng nhiều, tinh dầu càng nhiều.
Độ cao cần thiết: cây quế thường được trồng ở những nơi có độ cao hơn mức nước biển là 200m đối với khu vực miền bắc, còn khu vực miền trung là 500m và khu vực miền nam là 800m.
Lưu ý: cây được trồng ở vùng cao thường có xu hướng thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu. khi trồng cây ở vùng thấp trũng thì cây thường xuyên bi sâu bệnh, vỏ mỏng và ít tinh dầu, vòng đời ngắn.
4.Đặc điểm sinh trưởng cây quế trong tự nhiên
Cây quế được biết đến là loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh và mạnh trong môi trường tự nhiên.
Giai đoạn cây từ 1 đến 5 tuổi cây thích bóng râm mát
Giai đoạn cây trưởng thành cây cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng nhanh và chất lượng tinh dầu cao.
Cây quế trồng từ hạt đến giai đoạn từ 3-5 năm là có thể đạt chiều cao 2m, cây sau 9 năm chăm sóc có thể đạt tới chiều cao là 7m, đường kính trung bình của cây khoảng 20cm.
Cây quế có khả năng tái sinh từ chồi gốc khá mạnh. Trong quá trình sản xuất sau khi cây được thu hoạch thì ở phần gốc cây thường phát sinh ra nhiều chồi non, từ chồi non đó sẽ phát triển thành cây trưởng thành và tiếp tục chăm sóc cho thu hoạch vỏ những năm tiếp theo.
Cây quế ra hoa từ tháng 4-8 hàng năm và cho ra quả từ tháng 10-12
5.Các giống quế phổ biến hiện nay
Trên thế giới xuất hiện nhiều loại quế khác nhau, tuy nhiên chỉ có 2 loại quế phổ biến để trồng và cho thu hoạch năng xuất cao là loai: quế trung quốc và quế Srilanca
ở nước ta cũng trồng khá là nhiều loại quế khác nhau, tuy nhiên chủ lực vẩn là 2 loại quế ơ trên, các nước được trồng nhiều như vùng nghĩa lộ, yên bái và nhiều nơi khác.
6.Các giống quế phổ biến tại nước ta
Quế Ciamomum cassia BL: cây quế Ciamomum cassia BL hay còn được gọi là quế đơn thân, cây cao từ 12-17cm, lá quế khá dài, sáng bóng, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới thường có lớp lông mịn ở dưới lá. Gân lá khá nhỏ, mọc ngang song song.
Hoa mọc thành từng chùm, quả hình bầu dục, loại quế Ciamomum cassia BL thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như quảng ninh, yên bái và một số tĩnh ở phía miền trung như quảng nam.
Cây quế Ciamomum cassia BL thường được dùng làm gia vị rất tốt và kèm theo đó dùng để làm dược liệu, thuốc bổ. ở mỗi vùng đất khác nhau thì chất lượng sẽ thay đổi theo từng vùng đất.
Trồng cây ở vùng yên bái thì có mùi vị cay dịu
Trồng cây ở vùng quảng ninh hay quảng nam thì có mùi cay đậm.
Năng xuất khi trồng ở các vùng cũng sẽ khác nhau. Cây trồng ở vùng yên bái thì sau 10 năm tuổi cây đạt đường kính từ 15-20cm, cho thu hoạch từ 15-30kg vỏ tươi.
Cây quế Srilanca: là giống cây có thân cao từ 20-25 m. cây có cành non thường vuông, có lông ngắn, rải rác, lá mọc đối xứng, dài và có hình bầu dục, nhẵn bóng, hơi nhọn ở phần gốc lá.
Hoa thường mọc thành từng chùm, quả mọc ra hình bầu dục. cây quế Srilanca thường mọc chủ yếu ở các tỉnh như: thanh hóa, nghệ an, vũng tàu, tây ninh. Số lượng cây trồng cũng không có nhiều do thị trường không ưa chuộng vì đât là loại quế có thân nhỏ, hàm lượng tinh dầu ít, năng xuất thấp.
Cây quế thanh: là giống quế cao từ 12-20m. cây có bộ lá hình bầu dục, thuôn dài ở hai đầu, mọc đối xứng, hoa quế thường phát triển thành từng chùm, quả hình tròn, khi còn non quả có màu lục, khi quả chin có màu nâu tím, sáng bóng.
Quế thanh là loại cây có giá trị cao, cây có dược liệu rất cao và giúp cải thiện sức khỏe. năng xuất cây khi từ 15-20 tuổi thi sẽ có đường kính từ 20-30cm và cho từ 30-50kg vỏ tươi.
7.Cây quế sử dụng bộ phận nào
Bộ phận có thể sử dụng từ cây quế bao gồm: vỏ cây, thân cây, cành cây, lá cây, đây được gọi là nhục quế
Thành phần hóa học trên cây quế:trong cây quế có chưa một lượng rất lớn tinh dầu, chủ yếu nằm ở vỏ quế khá cao từ 1-4% , còn lại nằm trong lá và cành non.
Tinh dầu từ vỏ quế khi chiết xuất ra thường có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng và nặng hơn nước.
Thành phần chủ yếu trong tinh dầu quế (E) – cinnamaldehyd (70 – 95%), ngoài ra còn rất nhiều các hợp chất khác.
Hàm lượng tinh dầu chiết xuất từ lá và cuống lá cũng tương tự như vậy tuy nhiên sẽ không đậm đặc như ở phần vỏ cây. Tinh dầu quế trên thị trường đòi hỏi hàm lượng từ 70-95%.
8.Giá trị kinh tế và tác dụng trong y học của cây quế
8.1.Giá trị kinh tế từ cây quế
Các sản phẩm có thể thấy rõ nhất từ cây quế chính là tinh dầu quế, vỏ quế hay bột quế sử dụng rộng rãi trong nghành công ghiệp thực phẩm và cũng như sử dụng nhiều trong y học hiện đại cũng như truyền thống.
Theo như sản lượng quế hiên nay phân bổ trên thị trường thì cây quế được phân bổ nhiều ở các tĩnh vùng núi phía bắc và được công đồng dân tộc trồng nhiều trên các vùng núi.
Khi hậu nhiệt đới gió mùa rất phù hợp cho cây quế phát triển và các vùng đồi nước ở nước ta là vùng có các điều kiện tự nhiên cho cây phát triển nhanh vì lẽ đó mà cây được trồng khá nhiều
8.2.Cây quế sử dụng trong y học
Cây quế có dược tính cao, đặc biệt sau khi chiết tách ra lượng tinh dầu, tinh dầu có công dụng kích thích khả năng tuần hoàn hô hấp, tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết, thư giản tĩnh mạch và kháng khuẩn rất tốt.
Cây quế cũng được xem là một trong những nhiều vị thuốc hàng đầu có tác dụng đối với sức khỏe, quế có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dị ứng, đau bụng, tiêu hóa kém, đau lưng….