Cây Atiso là giống cây mang đến giá trị kinh tết rất cao, từ một cây Atiso trắng cho ra từ 5-6 bông hoa và cho tới 1kg Atiso vì vậy mà giá trị kinh tế mang đến nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân. Để hiểu rõ hơn về giá trị kinh tế cũng như cách chăm sóc cây mời bà con cùng đọc bài viết sau.
1.Đặc điểm cây Atiso
Cây Atiso là giống cây mang đến giá trị kinh tế cao, trung bình mỗi 1kg Atiso có giá trên thị trường 100.000 đồng/kg và như vậy mỗi cây sẽ có được là 300.000 đồng, với mỗi ha trồng Atiso như vậy sẽ tính được số lợi nhuận thu hoạch được.
Vậy khi chăm sóc cây Atiso thì cần các yếu tố nào để cây phát triển tốt, từ việc chọn giống, kỹ thuật trồng, thời tiết và cách bón phân cũng như phòng trừ sâu bệnh cho cây phát triển.
2.Cây Atiso thích hợp trồng loại đất nào
Cây Atiso nên chọn vùng đất sạch , không nhiễm các chất hóa học hoặc gần nguồn nước thải, không bị đọng nước khi có mưa lớn.
Trồng cây Atiso nên trồng ở những vùng đất đã được cải tạo hàm lượng hữu cơ cao và có thể giữ ẩm tốt trên 85% và có khả năng thoát nước tốt, độ PH đạt từ 5,5-6,5
Đặc biệt tại các vùng đất có khí hậu mát mẻ như vùng đà lạt, khi trồng cây cần tiến hành điều chỉnh độ PH có trong đất trước rồi mưới tiến hành trồng. trong quá trình trồng cây có thể luân canh cây với cây họ đậu cùng các loại rau hoa màu khác để giúp cải tạo đất và giúp giảm sâu bệnh cùng với cỏ dại
3.Cách xử lý đất trước khi trồng Atiso
Đất trồng được tiến hành cày bừa thật kỹ, làm sạch toàn bộ cỏ dại trong vườn, lên luống xử lý qua vôi bột và bón phân lót. Việc làm đất nên tiến hành trước cả tháng giúp cây phát triển ổn định hơn về sau.
Khi lên luống thì nên lên luống rộng 1m và cao từ 15-20cm, rãnh rộng từ 0,5cm, đào hố trồng theo hình nanh sấu với khoảng cách các hố là 60x60cm, đường kính hố từ 20-25cm. chiều sâu của từng hố khoảng 30cm.
Bón lót cho cây với lượng tính tạm cho 1ha gồm: Phân chuồng 25 tấn + Phân NPK 1,3 tấn + Tro đốt 500 kg.
Đem trộn đều các hỗn hợp trên và chia đều vào trong các hố sau đó lấp đất lại để cho phân ngấm dần vào trong đất, việc nên lên làm trước 1 tháng trước khi trồng cây.
4.Trồng và chăm sóc cây Atiso
Trước khi đem cây ra khu ruộng trồng cần lựa chọn thời tiết nắng ráo, nên chọn trồng cây vào sáng sớm hoặc là chiều mát để cho cây nhanh bén rễ.
Sau tất cả các bước ở trên, chuẩn bị đất trồng thì lúc này tiến hành mang cây con từ khu vườn ươm và trồng ngay, tránh để lâu sẽ làm ảnh hưởng tới bộ rễ cây con. Đối với cây còn mới trồng cần tránh làm đứt rễ, rụng lá sẽ làm cho cây bị mất nước.
Sau khi trồng cây vào trong hố cần nén chặt đất và dùng nước tưới xung quanh gốc giúp cây con nhanh hồi phục và phát triển.
5.Chăm sóc cây Atiso sau khi trồng
Sau khi trồng cây xuống hố là bước rất quan trọng chính là giữ được độ ẩm cho đất từ 70-80%, thông thường thì nên tưới 1-2 lần/ ngày khi gặp thời tiết nắng nóng, còn thời thiết vừa phải thì có thể tưới 1 lần/ ngày là phù hợp. lượng nước tưới và số lần tưới nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết vùng trồng.
Sau khoảng thời gian trồng sau 1 tháng thì cây lúc này đã bén rễ xanh rồi, ta bắt đầu tiến hành làm sạch cỏ dại, xới đất phá váng và tưới nước kèm theo một ít phân bón giúp cây phát triển tốt hơn. Dùng nước phân chuồng pha loãng với 5kg ure/ lần/ha.
Bón phân định kỳ cho cây 1 tháng/ lần với lượng phân dùng là phân chuồng pha loãng với 4kg ure tưới cho cây.
6.Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Atiso
Trong quá trình cây phát triển sẽ có những loài sâu bệnh thường xuyên tấn công làm ảnh hưởng tới quá trình cây phát triển.
Một số loài sâu bệnh tấn công cây như sau:
Kiến đỏ: là loại kiến thường trích hút cây, cần sử dụng thuốc diệt kiến, diệt gián pha với 1 gói với 8 lít nước, phun vào đất trước khi trồng, hoặc đơn giản hơn là thấy tổ kiến ở nơi nào thì tiến hành tiêu diệt
Sâu xám: đây là loại sâu thường gây hại cho cây non từ giai đoạn cây đang phát triển mạnh tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Có thể áp dụng một số các biện pháp thủ công như đào bắt, diệt sâu trưởng thành.
Rệp muội: đây là loài rệp muội thường phát triển mạnh vào tháng 2, khi phát hiện thấy rệp muội gây hại thì cần sử dụng thuốc Ofatox pha với nồng độ 1% để phun giúp tiêu diệt sớm.
7.Thu hoạch Atiso
Thu hoạch vào thời điểm thích hợp để có thể tận dụng được toàn bộ thân và lá của cây để làm dược liệu.
Thu hoạch lá vào cuối tháng 11 được gọi là thu hoạch lần 1. Với lần thu hoạch lần 2 được thu hoạch cách lần 1 sau 1 tháng và cách thu hoạch những lá ngoài thân, lựa chọn lá xanh tốt có tỷ lệ phân lá chiếm 55% và phần cuống lá chiếm 45%, sau khi thu hoạch về cần tiến hành tách riêng phần lá và phần cuống. phần lá được đưa đi thái và phơi khô và cuống lá không được sử dụng làm thuốc
Cây thường ra hoa vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 và thời gian thu hoạch như sau
Ngắt hoa về chẻ dọc bầu hoa, thái thành lát dày 1cm, phơi khô hoặc sấy khô được bảo quản trong túi nilong, nếu dùng làm thực phẩm hoặc nước giải khát thì phải làm trước khi hoa nở.
Phần rễ cây cho thu hoạch vào cuối tháng 7. Tiến hành nhổ cây và lấy phần thân và phần rễ đem rửa thật sạch. Chọn tách rễ có đường kính từ 1cm trở lên và tiến hành thái lát mỏng từ 1-2cm. đem phơi khi độ ẩm còn 12% thì đem vào bản quản.